Huyết áp có thể thay đổi trong ngày một cách bình thường. Tuy nhiên có 1 số bệnh nhân có huyết áp thay đổi cao đột ngột khi đến gặp Bác sĩ (cao huyết áp áo choàng trắng) trong khi huyết áp trong ngày thì tương đối bình thường. Một số trường hợp khác huyết áp có thể thay đổi rất nhiều theo nhịp sinh học ngày đêm.
Trong những trường hợp nghi ngờ này, Bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện việc đo huyết áp liên tục cả ngày và đêm. Kỹ thuật này giúp đánh giá được huyết áp thực sự trong suốt 24 giờ của bệnh nhân, ngoài ra còn có thể đánh giá hiệu quả cho những bệnh nhân đang sử dụng thuốc điều trị huyết áp.
Các chỉ định Holter huyết áp là:
- Tăng huyết áp áo choàng trắng: Bệnh nhân có huyết áp cao hơn 140/90 mmHg đo được ở phòng khám Bác sĩ với 3 lần khác nhau, tuy nhiên có ít nhất 2 lần có huyết áp thấp hơn 140/90 mmHg bên ngoài phòng khám BS. Khoảng 15-20% các trường hợp tăng huyết áp giai đoạn 1 nằm trong nhóm này. Tăng huyết áp áo choàng trắng ít nguy hiểm hơn các loại khác và ít đáp ứng với điều trị nội khoa. Do đó, việc đeo máy đo huyết áp 24 giờ giúp bệnh nhân không phải tốn kém trong việc điều trị huyết áp.
- Tăng huyết áp kháng trị: Trong nhóm bệnh nhân cao huyết áp có 65% bệnh nhân được chẩn đoán là cao huyết áp kháng trị. Huyết áp vẫn cao hơn bình thường mặc dù đã kết hợp 3 thuốc hạ áp. Những bệnh nhân này thường có các đặc điểm sau đây: tuổi già, béo phì, tiểu đường, ăn nhiều muối, bệnh thận mãn tính.
- Cao huyết áp mặt nạ: (masked hypertension): Trái ngược với bệnh nhân cao huyết áp áo choàng trắng, cao huyết áp mặt nạ có huyết áp bình thường khi đo ở phòng khám nhưng huyết áp rất cao khi đo huyết áp di động 24 giờ, tỷ lệ bệnh huyết áp loại này chiếm cao nhất khoảng 10% nhưng có tiên lượng xấu.
- Cao huyết áp về đêm: Huyết áp thường thấp khi ngủ và tăng lên lúc thức dậy. Thông thường huyết áp khi ngủ thấp hơn bình thường 10-20%. Đo huyết áp di động 24 giờ có thể cho những giá trị chính xác của huyết áp khi ngủ - bao gồm nhịp điệu và sự thay đổi của huyết áp.
Quy trình đo Holter HA và Holter Điện tim tại Phòng khám OCA
1- Bác sĩ ghi phiếu chỉ định Holter điện tim, hướng dẫn bệnh nhân đến phòng Hành chính để đăng ký ngày giờ gắn máy. Dặn dò bệnh nhân tiếp tục uống thuốc theo toa thuốc hoặc ngưng thuốc tùy theo từng trường hợp.
2- Bệnh nhân đúng ngày giờ ghi trên phiếu hẹn đến quầy tiếp đón, nộp phí làm thủ tục, phiếu chỉ định của bác sĩ, đơn thuốc và phiếu hẹn. Bệnh nhân cần tắm rửa sạch ở nhà, mặc áo rộng, ngắn tay, tốt nhất là áo có xẻ cúc trước ngực. Sau khi hoàn tất thủ tục nộp phí tại quầy tiếp đón, bệnh nhân được hướng dẫn đến phòng Holter.
3- Kĩ thuật viên phụ trách gắn máy hướng dẫn bệnh nhân những điều cần tuân thủ khi mang máy và tháo máy, gồm:
- Bệnh nhân sinh hoạt bình thường.
- Bệnh nhân mang máy liên tục 24 giờ, không tự ý tháo máy.
- Giữ máy sạch sẽ, không làm ướt máy, không làm va đập máy.
- Trong thời gian mang máy nếu có triệu chứng bất thường bệnh nhân ghi lại đầy đủ các triệu chứng này và thời gian chính xác lúc xảy ra triệu chứng, để báo cho bác sĩ phụ trách khi tháo máy.
- 24 giờ sau khi đeo máy, bệnh nhân trở lại phòng Holter để KTV tháo máy và chờ nhận kết quả.
Ưu điểm của Kỹ thuật:
Holter huyết áp (HA) là một phương pháp theo dõi huyết áp tự động, liên tục trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 24 - 48 giờ.
Máy cho phép ghi lại huyết áp trong suốt thời gian đeo máy thông qua một thiết bị đo huyết áp tự động.
Các dữ liệu huyết áp này sẽ được lưu lại trong bộ nhớ kỹ thuật số. Kích thước của máy thường nhỏ như một chiếc điện thoại. Do đó bệnh nhân có thể đeo bên hông hoặc trước ngực trong khi đi lại và làm việc bình thường như mọi khi.
Máy ghi có một nút bấm để đánh dấu thời điểm bệnh nhân xuất hiện triệu chứng để khi phân tích kết quả, bác sĩ sẽ đánh giá dữ liệu thêm chi tiết và giúp cho việc điều chỉnh thuốc chính xác hơn.
Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này
- Người bệnh tắm rửa sạch sẽ trước khi đeo máy. Trong thời gian đeo máy tuyệt đối không được phép tắm rửa. Nên mặc áo rộng rãi.
- Bệnh nhân mang máy liên tục 24 giờ, không tự ý tháo máy.
- Bệnh nhân sinh hoạt bình thường nhưng tránh các hoạt động gắng sức và giữ cánh tay duỗi ra trong thời gian đo.
- Giữ máy sạch sẽ, không làm ướt máy, giữ máy không bị va đập máy.
- Trong thời gian mang máy nếu có triệu chứng bất thường bệnh nhân ghi lại đầy đủ các triệu chứng này và thời gian chính xác lúc xảy ra triệu chứng, để báo cho bác sĩ phụ trách tháo máy.
Những ai nên đo Holter huyết áp?
Để hạn chế biến chứng do chẩn đoán và điều trị muộn tăng huyết áp, những trường hợp sau nên đo Holter huyết áp 24 giờ gồm:
- Huyết áp dao động bất thường;
- Nghi ngờ “tăng huyết áp áo choàng trắng”;
- Cần thông tin để quyết định điều trị;
- Nghi ngờ tăng huyết áp ban đêm.
- Xác định hiệu quả của thuốc qua 24 giờ.
- Chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp thai kỳ;
- Đánh giá hạ huyết áp triệu chứng;
- Tăng huyết áp ẩn dấu;
- Tăng huyết áp giới hạn;
- Rối loạn thần kinh thực vật.
- Đái tháo đường type 1, type 2;
- Bệnh nhân lớn tuổi.
- Đánh giá hạ huyết áp triệu chứng.
Tại sao nên chọn đo Holter huyết áp tại Phòng khám tim mạch OCA?
- Bác sỹ chuyên khoa Tim mạch giàu kinh nghiệm, phát hiện những trường hợp THA sớm nhất cho người bệnh;
- Trang thiết bị nhỏ, gọn hiện đại giúp bác sĩ phát hiện và có góc nhìn đầy đủ hơn về bệnh lý cao huyết áp.
- Dịch vụ tốt, chi phí hợp lý, phù hợp với phần đông khách hàng.
- Kỹ thuật được thực hiện đơn giản, không gây phiền toái khi thực hiện.
Bên cạnh đó, chuyên khoa còn đáp ứng đầy đủ các kỹ thuật phát hiện chính xác các bệnh lý tim mạch, đưa ra phương pháp điều trị sớm như: siêu âm tim, holter điện tim 24h, siêu âm Doppler động mạch cảnh,….
Khách hàng được sự tin tưởng khi không cần phải yêu cầu đóng tiền thế chân như những nơi khác.
Để xứng đáng với sự trao gửi niềm tin của khách hàng, Phòng khám tim mạch BS Phạm Xuân Hậu cam kết luôn đồng hành mang đến những dịch vụ tốt - tất cả vì mục tiêu chăm sóc sức khỏe cộng đồng.