Dịch vụ

Holter điện tâm đồ

Holter điện tâm đồ là một trong những phương pháp có hiệu quả chẩn đoán cao cho các tình trạng rối loạn tim mạch. Thông qua kết quả holter điện tâm đồ mang lại, bác sĩ chuyên khoa tim mạch sẽ có những chẩn đoán chính xác và định hướng điều trị hiệu quả cho người bệnh rối loạn tim.

Máy hoạt động như thế nào?

Các điện cực (là những miếng dẫn điện nhỏ) được đặt lên ngực và gắn với một máy theo dõi nhỏ có chức năng ghi nhớ mà người bệnh có thể mang trong túi áo hoặc trong một bao nhỏ đeo quanh cổ. Máy này được chạy bằng pin.

Các hoạt động điện tim của bệnh nhân được ghi nhận(tương tự như đo ECG)thường trong suốt 24 giờ, trong khi người bệnh ghi chép nhật ký về các hoạt động của họ. Sau đó, những thông tin được phân tích, sắp xết theo thứ tự các hoạt động của tim, và những ghi nhận bất thường về điện tim được đối chiếu với hoạt động của bệnh nhân tại thời điểm đó.

Việc các bệnh nhân ghi nhận chính xác triệu chứng và các hoạt động của họ là rất quan trọng để người bác sĩ có thể đối chiếu chúng với những phát hiện trên máy theo dõi Holter.
Cách mang máy holter ECG 24h

Chuẩn bị trước khi dùng máy.

Không cần sự chuẩn bị đặc biệt nào khi sử dụng máy. Nhân viên y tế sẽ khởi động máy theo dõi, sau đó người bệnh được hướng dẫn cách đặt lại các điện cực khi chúng bị lỏng. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ được hướng dẫn cách ghi chép lại các hoạt động trong nhật ký.

Hãy khai báo với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng đối với bất cứ loại băng dính nào cũng như các loại chất keo khác.Nên tắm trước khi bắt đầu gắn máy-người bệnh sẽ không được tắm khi mang máy Holter.

Cảm giác đeo máy như thế nào?

Sẽ không có cảm giác khó chịu nào khi dùng máy. Có thể phải cạo lớp lông ngực để dán các điện cực. Người bệnh cần để máy sát với cơ thể, hoặc để trong túi áo hoặc  trong bao đeo quanh vai, cổ.

Trong khi mang máy, người bệnh vẫn sinh hoạt bình thường.

Tại sao phải mang máy theo dõi?

Máy theo dõi Holter được sử dụng để kiểm tra đáp ứng của tim với các hoạt động bình thường. Ngoài ra, máy Holter còn được sử dụng trong các trường hợp:

  • Khi đưa ra các quyết định dùng thuốc tim mạch
  • Sau một cơn đột quị
  • Để chẩn đoán nhịp tim bất thường hoặc nguy hiểm

Các yếu tố nguy cơ

Không có một yếu tố nguy cơ nào khi sử dụng máy. Tuy nhiên, người bệnh nên đảm bảo máy không bị ướt.

Những điều cần lưu ý

Các điện cực phải được gắn chặt vào thành ngực để cho phép ghi nhận chính xác các hoạt động của tim.

Tránh các nam châm, máy dò tìm kim loại, chăn(mền)bằng điện và những khu vực có điện thế cao khi mang máy.

Các giá trị bình thường

Nhịp tim thay đổi bình thường tuỳ theo các hoạt động. Nhịp tim không có những thay đổi đáng kể nào hoặc không có đoạn ST chênh lên.

Những kết quả bất thường

Các kết quả bất thường có thể gồm các loại loạn nhịp. Những thay đổi về đoạn ST (những thay đổi về hình dạng sóng của các kiểu dẫn truyền điện thể của tim) có thể cho thấy tim không nhận đủ oxy và cũng có thể tương quan đến triệu chứng đau ngực.

Những chỉ định khác của máy theo dõi bao gồm:

  • Rung nhĩ/cuồng nhĩ
  • Nhịp nhanh nhĩ đa ổ
  • Nhịp nhanh kịch phát trên thất
  • Đánh trống ngực
  • Ngất

Đo Holter ECG không gây đau và không hề có nguy hiểm cho bệnh nhân.

Quy trình đo Holter Điện tim tại Phòng khám OCA

1- Bác sĩ ghi phiếu chỉ định Holter điện tim, hướng dẫn bệnh nhân đến phòng Hành chính để đăng ký ngày giờ gắn máy. Dặn dò bệnh nhân tiếp tục uống thuốc theo toa thuốc hoặc ngưng thuốc tùy theo từng trường hợp.

2- Bệnh nhân đúng ngày giờ ghi trên phiếu hẹn đến quầy tiếp đón, nộp phí làm thủ tục, phiếu chỉ định của bác sĩ, đơn thuốc và phiếu hẹn. Bệnh nhân cần tắm rửa sạch ở nhà, mặc áo rộng, ngắn tay, tốt nhất là áo có xẻ cúc trước ngực. Sau khi hoàn tất thủ tục nộp phí tại quầy tiếp đón, bệnh nhân được hướng dẫn đến phòng Holter.

3- Kĩ thuật viên phụ trách gắn máy hướng dẫn bệnh nhân những điều cần tuân thủ khi mang máy và tháo máy, gồm:
- Bệnh nhân mang máy liên tục 24 giờ, không tự ý tháo máy.

-  Bệnh nhân sinh hoạt bình thường.

-  Giữ máy sạch sẽ, không làm ướt máy, không làm va đập máy.

-  Trong thời gian mang máy nếu có triệu chứng bất thường bệnh nhân ghi lại đầy đủ các triệu chứng này và thời gian chính xác lúc xảy ra triệu chứng, để báo cho bác sĩ phụ trách khi tháo máy.

-  24 giờ sau khi đeo máy, bệnh nhân trở lại phòng Holter để KTV tháo máy, và chờ nhận kết quả.

*  Phương pháp Holter hoàn toàn vô hại và không gây đau.

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết sau đây

1. Holter điện tâm đồ là gì?

Holter điện tâm đồ (ĐTĐ) là phương pháp ghi điện tâm đồ liên tục trong khoảng thời gian nhất định, thời gian được áp dụng khoảng từ 24-28h. Máy holter điện tâm đồ cho phép ghi lại điện tâm đồ trong thời gian đeo máy trên ngực của người bệnh. Các dữ liệu ĐTĐ này sẽ được lưu lại trong bộ nhớ dưới dạng băng cassette hoặc được ghi theo phương pháp kỹ thuật số. Dựa trên kết quả được ghi lại, bác sĩ chuyên khoa có thể xác định được có triệu chứng lâm sàng rối loạn tim gây ra hay không. Máy holter điện tâm đồ cho biết các thông số như: Tần số tim trung bình, chậm nhất/nhanh nhất trong một giờ, số lượng các rối loạn nhịp tim trong một giờ.

Thời gian đeo máy Holter điện tâm đồ dao động từ 24-48h để có kết quả chính xác

2. Holter điện tâm đồ được chỉ định để chẩn đoán rối loạn nhịp tim

Người bệnh khi có các triệu chứng về tim, rối loạn nhịp tim cần được khám lâm sàng và được bác sĩ chuyên khoa chỉ định thực hiện holter điện tâm đồ trong các trường hợp sau:

  • Người có rối loạn nhịp tim thoáng qua
  • Được bác sĩ xác định có mối liên quan giữa triệu chứng với các rối loạn tim mạch
  • Phát hiện các rối loạn tim mạch không triệu chứng ở người bệnh nhồi máu cơ tim , suy tim , bệnh tim phì đại...
  • Đánh giá hiệu quả điều trị của thuốc chống loạn nhịp tim
  • Chẩn đoán bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ
  • Người có triệu chứng nghi ngờ rối loạn nhịp tim gây nên như: Ngất, thoáng ngất, cơn chóng mặt không tìm thấy nguyên nhân, cơn hồi hộp trống ngực, cơn khó thở , đau ngực, mệt không rõ nguyên nhân, tai biến mạch não nghi ngờ do cơn rung nhĩ , hay cuồng nhĩ...
  • Đánh giá các nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân suy tim, cơ tim phì đại
  • Đánh giá chức năng của máy tạo nhịp tim, máy phá rung
  • Holter điện tâm đồ trong Nhi khoa...

Thực hiện đo holter điện tâm đồ bằng cách:

  • Dán điện cực. Vùng da dán điện cực được lau sạch sẽ. Hiện nay đa số các loại máy là có 3 kênh với 5-7 điện cực. Vị trí dán điện cực tuỳ thuộc vào số lượng điện cực
  • Lắp máy
  • Hướng dẫn bệnh nhân, trong thời gian đeo máy: sinh hoạt bình thường, tránh gắng sức, không làm ướt máy và không làm va đập vào máy vì dễ làm nhiễu hình ảnh điện tâm đồ. Trong thời gian đeo máy nếu có các triệu chứng bất thường cần bấm nút để đánh dấu thời điểm bị, đồng thời ghi lại đầy đủ các triệu chứng này và thời gian chính xác lúc xảy ra triệu chứng vào tờ nhật ký
  • Sau 24-48 giờ bệnh nhân được hẹn quay trở lại để tháo máy. Máy sau khi được tháo sẽ được nạp các dữ liệu điện tâm đồ vào máy tính có cài phần mềm để đọc.

4. Người bệnh cần làm gì khi thực hiện holter điện tâm đồ

Khi có các triệu chứng về rối loạn nhịp tim, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để được khám, thực hiện holter điện tâm đồ và cần cung cấp các thông tin sau cho bác sĩ:

  • Liệt kê đầy đủ triệu chứng chính và cả những triệu chứng đi kèm có vẻ không liên quan đến rối loạn nhịp tim và thời điểm khởi phát các triệu chứng trên.
  • Các thông tin quan trọng: Tiền sử bệnh, tiền sử gia đình, các yếu tố nguy cơ tim mạch : tăng huyết áp, đái tháo đường , đột quỵ, rối loạn nhịp tim, những lo lắng, căng thẳng hoặc những thay đổi gần đây trong cuộc sống.
  • Tất cả những thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin đang dùng và liều lượng.

Sau quá trình đo Holter điện tâm đồ kết thúc, bạn sẽ được thông báo kết quả ngay sau đó, cùng với sự tư vấn, đọc kết quả của bác sĩ. Từ các kết quả biểu thị trong biểu đồ Holter của bạn, bác sĩ chuyên khoa sẽ có những chỉ định tiếp theo hoặc định hướng điều trị đúng đắn, phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

Tài liệu tham khảo:

  • Khuyến cáo của Hội Tim Mạch Học Việt Nam giai đoạn 2006-2010 về chẩn đoán, điều trị loạn nhịp tim.
  • Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về xử trí bệnh tim thiếu máu cục bộ (đau thắt ngực ổn định)
  • http://en.wikipedia.org/wiki/Holter_monitor

Đặt lịch khám ngay

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper