Bạn biết gì về bệnh tứ chứng Fallot?
Tứ chứng Fallot thường được chẩn đoán trong giai đoạn bào thai hoặc ngay sau khi sinh. Tuy nhiên, có những trường hợp tứ chứng Fallot không được phát hiện cho đến khi tuổi trưởng thành tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các khiếm khuyết và triệu chứng. Nếu được chẩn đoán sớm người bệnh sẽ được chỉ định điều trị phẫu thuật thích hợp. Chính vì thế việc siêu âm thai định kỳ là một trong những bước quan trọng giúp phát hiện các dấu hiệu của tứ chứng Fallot để kịp thời có các phương pháp điều trị.
Tứ chứng Fallot là gì?
Tứ chứng Fallot là một dị tật tim bẩm sinh phức tạp, bao gồm sự kết hợp của bốn vấn đề tim mạch khác nhau. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh tim bẩm sinh tím tái ở trẻ sơ sinh. Theo thống kê từ Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Hoa Kỳ (CDC), mỗi năm có khoảng 1 trên 2,500 trẻ sơ sinh mắc phải tứ chứng Fallot.
Bốn bất thường chính của tứ chứng Fallot bao gồm:
Hẹp đường ra thất phải (Hẹp van động mạch phổi): Van động mạch phổi bị hẹp, làm giảm lưu lượng máu từ tâm thất phải đến phổi. Điều này làm cho tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu qua van hẹp.
Thông liên thất (VSD): Một lỗ thông bất thường giữa tâm thất phải và tâm thất trái. Lỗ thông này cho phép máu từ cả hai tâm thất trộn lẫn với nhau.
Động mạch chủ cưỡi ngựa lên vách liên thất: Động mạch chủ nằm lệch sang phải và nhận máu từ cả tâm thất phải và tâm thất trái thay vì chỉ từ tâm thất trái như bình thường. Điều này có nghĩa là máu nghèo oxy từ tâm thất phải có thể đi vào động mạch chủ và đến các cơ quan trong cơ thể.
Phì đại thất phải: Do tim phải làm việc quá sức để bơm máu qua van động mạch phổi bị hẹp, thành cơ của tâm thất phải dày lên.
Nguyên nhân gây bệnh:
Tứ chứng Fallot xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi. Mặc dù các yếu tố như dinh dưỡng của người mẹ kém, bệnh do virus hoặc rối loạn di truyền có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này, nhưng trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân cụ thể gây nên tứ chứng Fallot vẫn chưa được biết rõ.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh tứ chứng Fallot
Tùy thuộc vào mức độ tắc nghẽn của dòng máu chảy ra từ tâm thất phải và vào phổi thì các triệu chứng của tứ chứng Fallot sẽ khác nhau ở mỗi trẻ. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:
- Cáu gắt
- Khóc kéo dài
- Da có màu xanh tím (tím tái)
- Tăng cân chậm
- Mệt mỏi nhanh trong khi chơi hoặc tập thể dục
- Khó thở và thở nhanh, đặc biệt là khi cho trẻ ăn hoặc tập thể dục
- Mất ý thức, ngất xỉu
- Ngón tay hoặc ngón chân dùi trống (Clubbing of fingers and toes)
- Tiếng thổi của tim (heart murmur)
- Cơn tím thiếu oxy (hypercyanotic spell = TET spell)
Cơn tím thiếu oxy:
Đôi khi, những em bé bị tứ chứng Fallot sẽ đột nhiên có triệu chứng tím tái ở da, móng tay và môi sau khi khóc hoặc bú, hoặc khi bị kích động. Các triệu chứng này được gọi là Cơn tím thiếu oxy do sự sụt giảm nhanh chóng lượng oxy trong máu thường gặp ở trẻ từ 2 đến 4 tháng tuổi. Trẻ mới biết đi hoặc trẻ lớn hơn có thể ngồi xổm theo bản năng khi chúng bị hụt hơi. Khi ngồi xổm sẽ làm tăng lưu lượng máu đến phổi.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám:
Phụ huynh cần đưa trẻ đi khám sớm tại Phòng khám Tim mạch BS Phạm Xuân Hậu khi nhận thấy trẻ có các triệu chứng sau:
- Khó thở
- Sự đổi màu da, chuyển sang xanh tím
- Co giật
- Yếu cơ
- Khó chịu bất thường
Nếu trẻ có dấu hiệu xanh tím tái, hãy đặt trẻ nằm nghiêng và cho trẻ ôm gối, điều này sẽ giúp tăng lưu lượng máu đến phổi và giảm khó thở. Sau đó, gọi cấp cứu để nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.
Biến chứng của tứ chứng Fallot:
Tất cả các trẻ bị tứ chứng Fallot đều cần phẫu thuật chỉnh sửa sớm. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:
- Chậm phát triển
- Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (nhiễm trùng lớp lót bên trong của tim hoặc van tim)
- Rối loạn nhịp tim
- Suy tim
- Tử vong
Siêu âm thai định kỳ giúp phát hiện các dị tật bất thường cho thai nhi
Trong quá trình mang thai, việc siêu âm thai, đặc biệt là siêu âm tim thai nhi, là vô cùng quan trọng để phát hiện sớm các dị tật tim bẩm sinh. Siêu âm tim thai nhi thường được thực hiện trong khoảng tuần thứ 18-24 của thai kỳ.
Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ uy tín để siêu âm tim thai tại TP.HCM, bạn có thể liên hệ ngay Phòng khám Tim mạch BS Phạm Xuân Hậu. Phòng khám được trang bị các thiết bị siêu âm hiện đại và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao trong lĩnh vực tim mạch.
Để biết thêm thông tin chi tiết và đặt lịch hẹn, bạn có thể liên hệ Phòng khám Tim mạch BS Phạm Xuân Hậu theo địa chỉ 336a Phan Văn Trị, P11, Bình Thạnh, TPHCM hoặc qua số điện thoại 0938237460.