Biến chứng của bệnh tim tứ chứng Fallot

Tứ chứng fallot là bệnh tim bẩm sinh có tím thường gặp nhất, chiếm 75% các trường hợp TBS tím ở trẻ trên 1 tuổi, gồm 4 tật trong tim (tứ chứng) là: Thông liên thất, hẹp động mạch phổi, động mạch chủ cưỡi ngựa trên vách liên thất, dày thất phải. Các tật tim này làm giảm máu lên phổi và đưa máu thiếu oxy đi nuôi cơ thể nên trẻ có tình trạng thiếu oxy lâu ngày, dễ bị mệt và bị tím da niêm một số trẻ bệnh nhẹ có thể không thấy triệu chứng tím.

1. Nguyên nhân gây ra tứ chứng Fallot

Tứ chứng Fallot xảy ra trong thời kỳ người mẹ mang thai, khi tim thai nhi đang hình thành. Các yếu tố như dinh dưỡng của người mẹ kém, nhiễm virus hay rối loạn gen có thể làm tăng nguy cơ bệnh này nhưng trong đa số trường hợp, nguyên nhân hiện vẫn còn chưa rõ.

1.1. Những ai thường mắc phải tứ chứng Fallot?

Tứ chứng Fallot thường được chẩn đoán trong khi trẻ được hai tháng tuổi. Cha mẹ có thể hạn chế khả năng mắc bệnh của trẻ bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

1.2. Những yếu tố tăng nguy cơ mắc tứ chứng Fallot?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tứ chứng Fallot, bao gồm:

  • Nhiễm siêu vi ở người mẹ, như Rubella (sởi Đức) hoặc nghiện rượu trong lúc mang thai;

Nhiễm rubella trong giai đoạn thai kỳ, trẻ sinh ra có nguy cơ cao mắc tứ chứng fallot

  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý;
  • Bà mẹ mang thai trên 40 tuổi;
  • Cha mẹ bị tứ chứng Fallot;
  • Em bé sinh ra với hội chứng Down hay hội chứng DiGeorge .

2. Các biểu hiện và biến chứng của bệnh

  • Tím da, niêm mạc. Thời gian xuất hiện không nhất định, có thể là ngay sau khi sinh hoặc muộn hơn (sau 4 - 6 tháng). Tím tăng lên khi gắng sức (khóc, bú...).
  • Ngất do thiếu oxy não.
  • Khát nước do tăng cô đặc máu.
  • Móng tay khum, ngón tay chân dùi trống, xuất hiện sau 2 - 3 năm.
  • Xuất hiện nhiều vết đỏ ở màng tiếp hợp mắt.
  • Chậm phát triển thể chất, tinh thần.

Ngoài ra, trẻ bị tứ chứng Fallot còn có thể gặp các biến chứng như:

  • Viêm tắc mạch máu não
  • Áp xe não
  • Thiếu máu kéo dài
  • Chậm phát triển thể chất
  • Dễ xuất huyết răng lợi, da, tiêu hóa
  • Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng...

Tứ chứng Fallot ở trẻ gây biến chứng viêm tắc mạch máu não

Điều trị nội khoa chỉ là tạm thời trong lúc chờ lựa chọn thời điểm thích hợp để phẫu thuật. Khi nằm viện, trẻ được bù sắt và protein; truyền dịch để giảm tình trạng cô đặc máu; uống thuốc propranolol để giảm triệu chứng cơ năng; phòng ngừa và điều trị cơn tím.

Điều trị ngoại khoa bao gồm: Phẫu thuật điều trị tạm thời và phẫu thuật triệt để. Phẫu thuật triệt để có thể tiên phát (không qua phẫu thuật tạm thời) hoặc phẫu thuật triệt để 2 giai đoạn (có giai đoạn phẫu thuật tạm thời). Thời điểm và phương thức phẫu thuật sẽ được bác sĩ phẫu thuật quyết định qua việc đánh giá sức khỏe, cân nặng của trẻ, mức độ nặng của bệnh, mức độ nặng các triệu chứng.

3. Chăm sóc trẻ bị tứ chứng Fallot

Nếu phát hiện trẻ tím da niêm hoặc có những dấu hiệu nghi ngờ bị tim bẩm sinh như: hay viêm đường hô hấp, kém ăn, chậm lớn... cần đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa tim mạch để kiểm tra, xác định chẩn đoán bệnh TBS và có hướng điều trị phù hợp.

Cha mẹ có con bị tứ chứng Fallot cần lưu ý:

  • Đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu trẻ khó thở, mệt, yếu, bứt rứt, tím da niêm tăng...
  • Nếu trẻ lên cơn tím, lập tức vỗ về, trấn an trẻ, nới rộng quần áo và đặt trẻ nằm theo “tư thế gối ngực”: nằm quay sang một bên với hai đầu gối co lên ngực. Tư thế này giúp tăng lượng máu lên phổi, trẻ sẽ bớt tím và đỡ mệt. Sau đó, lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
  • Cần cho trẻ uống nhiều nước, ăn đủ dinh dưỡng, ăn những thức ăn giàu chất sắt (thịt động vật có màu đỏ như heo, bò; rau cải, ngũ cốc; hạt mè, hạt hướng dương, các loại đậu...).

Vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt để tránh bị nhiễm trùng

  • Với trẻ nhỏ, cần đút trẻ ăn chậm và chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, cần giữ vệ sinh và giữ ấm cho trẻ, tránh để trẻ quấy khóc, tránh để trẻ bị cảm sốt hay tiêu chảy...
  • Với trẻ lớn, trẻ cần uống kháng sinh khi làm thủ thuật hoặc điều trị răng để phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, cần giữ vệ sinh răng miệng tốt để tránh bị nhiễm trùng.
  • Tránh cho trẻ vận động mạnh hay chơi đùa quá nhiều. Tránh để trẻ gắng sức và làm những công việc nặng nhọc.
  • Tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ tim mạch để được theo dõi và điều trị kịp thời.

4. Điều trị hiệu quả

Xét nghiệm đầu tiên là siêu âm tim . Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ chỉ định xét nghiệm máu, đo điện tâm đồ, chụp X-quang ngực để có kết quả chẩn đoán chính xác.

Đối với hầu hết trẻ em bị dị tật, phẫu thuật là phương pháp điều trị tối ưu duy nhất.

Phẫu thuật gồm đóng lỗ thông liên thất bằng miếng vá và làm thông mạch máu bị tắc nghẽn từ tâm thất phải đến phổi. Có hai loại phẫu thuật có thể được thực hiện, bao gồm phẫu thuật tim và thủ thuật tạm thời sử dụng cầu nối (shunt). Hầu hết trẻ em sẽ được phẫu thuật tim.

  • Phẫu thuật tim

Loại phẫu thuật này thường được thực hiện trong năm đầu tiên của trẻ. Trong thủ thuật này, phẫu thuật viên sẽ đặt một tấm phủ lên lỗ thông liên thất để đóng lỗ thông giữa hai tâm thất. Bác sĩ cũng sẽ sửa chữa hẹp van động mạch phổi nong rộng động mạch phổi ra để tăng lưu lượng máu lên phổi. Sau khi được phẫu thuật, nồng độ oxy trong máu sẽ tăng và triệu chứng của bé giảm xuống.

Dựa trên tình trạng bệnh và sức khỏe của bé bác sĩ sẽ lên phương án điều trị phù hợp

  • Phẫu thuật tạm thời

Đôi khi trẻ cần phẫu thuật tạm thời trước khi được sửa chữa trong tim. Nếu trẻ sinh non hoặc bị thiểu sản động mạch phổi, bác sĩ sẽ tạo một cầu nối (shunt) giữa động mạch chủ và động mạch phổi. Luồng thông này sẽ làm tăng lưu lượng máu phổi. Khi đứa trẻ đã sẵn sàng để làm phẫu thuật tim, shunt sẽ được gỡ bỏ.

5. Những thói quen giúp hạn chế diễn tiến của tứ chứng Fallot?

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt, sử dụng kháng sinh dự phòng tránh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn .
  • Cần phát hiện và điều trị tình trạng thiếu sắt tương đối. Những trẻ thiếu sắt thường dễ bị những biến chứng mạch máu não.
  • Truyền dịch để tránh tạo huyết khối và viêm tắc mạch.
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng: Một đứa trẻ bị dị tật tim nặng có thể cần dùng kháng sinh dự phòng trước khi phẫu thuật. Bác sĩ có thể giúp bạn quyết định xem khi nào là cần thiết.
  • Khám nha khoa định kỳ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Tập thể dục cần phải được cân nhắc tùy trường hợp cụ thể, hãy hỏi bác sĩ về hoạt động an toàn cho con.

đã thực hiện thường quy các bệnh nhân từ trẻ em nhỏ cân cho đến người lớn mắc tim bẩm sinh tứ chứng Fallot và đạt được kết quả rất khả quan với tỷ lệ thành công ca mổ lên đến 95%, tỷ lệ bảo tồn van động mạch phổi cao. (Nếu không bảo tồn được van động mạch phổi trong phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn tứ chứng Fallot, đa số các bệnh nhân phải vào viện nhiều lần trong đời để thay van động mạch phổi sinh học sau mỗi 8-10 năm).

Cùng với đó là sự hỗ trợ từ hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại được bệnh viện đầu tư phục vụ cho các ca phẫu thuật: Hệ thống tim phổi nhân tạo HR20 của Maquet, Máy gây mê Avance CS2, Máy thở R860 của GE , Phòng mổ Hybrid IGS730 hiện đại nhất thế giới

Ưu điểm của phẫu thuật tim bẩm sinh tứ chứng Fallot đó là:

  • Sau khi sửa chữa trong tim, mức oxi trong máu tăng lên và bệnh nhi sẽ giảm triệu chứng.
  • Giúp phục hồi các chức năng tim mạch, kéo dài sự sống cho người bệnh

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper