Suy tim

Cấp cứu cơn đột quỵ cấp

Trong khi việc điều trị bán cấp và dài hạn đối với bệnh nhân bị đột quỵ chỉ bao gồm tập vật lý trị liệu và tìm căn nguyên chính xác của biến cố để ngăn ngừa tái phát, điều trị đột quỵ cấp lại có ý nghĩa cải thiện tiên lượng lâu dài, bao gồm cả chất lượng cuộc sống về sau cho người bệnh. Theo đó, các mục tiêu trước mắt của xử trí đột quỵ cấp bao gồm nhanh chóng giảm thiểu tổn thương não, điều trị các biến chứng y tế và giảm thiểu các triệu chứng của bệnh nhân trên cơ sở sinh lý bệnh.

1. Phát hiện và đưa bệnh nhân đột quỵ cấp nhập viện

Việc phát hiện và nhập viện ở một bệnh nhân đột quỵ cấp phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Sự xuất hiện đột ngột các khiếm khuyết thần kinh trung ương
  • Sự xuất hiện thêm các khuyết tật thần kinh mới
  • Mức độ tổn thương não trên hình ảnh học
  • Yêu cầu khảo sát về các nguyên nhân đột quỵ
  • Các bệnh lý đi kèm và nhu cầu hỗ trợ chăm sóc cá nhân
  • Nghi ngờ khả năng đột quỵ là hậu quả của bệnh cơ bản nghiêm trọng như viêm nội tâm mạc do vi khuẩn

Hầu hết các chuyên gia về đột quỵ đều khuyến cáo cần nhập viện điều trị đột quỵ cấp nhưng có thể có những trường hợp không có lợi cho bệnh nhân. Ví dụ, một bệnh nhân mất trí nhớ có tiền sử chảy máu đường tiêu hóa gần đây, đang sống trong viện dưỡng lão, có thể tốt hơn ở viện dưỡng lão, hơn là nhập viện. Hơn nữa, những bệnh nhân không đủ điều kiện cho bất kỳ phương pháp điều trị chống huyết khối nào thì chỉ định nhập viện hay cả chụp cắt lớp vi tính sọ não cũng mang lại giá trị rất ít.

Người bệnh đột quỵ cấp cần được nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế

2. Các quản lý chung của điều trị đột quỵ cấp

Hiện nay đã có nhiều bằng chứng cho thấy việc chăm sóc tại đơn vị đột quỵ mang lại cho bệnh nhân cơ hội sống sót độc lập cao nhất. Cứ 100 bệnh nhân được điều trị sẽ chỉ có 40 người sống sót độc lập với dịch vụ chăm sóc tổng quát không chuyên khoa nhưng lại có thể có đến 46 người sống sót độc lập nếu được nhập viện tại đơn vị đột quỵ. Thậm chí, mức tăng này (thêm sáu người sống sót độc lập) có hiệu quả điều trị tiêu huyết khối đem lại gấp hai đến ba lần đối với nhồi máu cơ tim cấp tính.

Lợi ích toàn diện trong quản lý chung của điều trị đột quỵ cấp là nhờ vào sự cộng gộp và tích lũy của nhiều tác động nhỏ được thực hiện bởi một đội ngũ y tá, nhân viên y tế và bác sĩ chuyên về đột quỵ cũng như đội ngũ nhân lực đa ngành cho các chăm sóc phụ thuộc toàn bộ.

Nhìn chung, các biện pháp can thiệp tổng quát của điều trị đột quỵ cấp bao gồm bù nước thích hợp, khuyến khích vận động sớm, điều tra kỹ lưỡng các nguyên nhân gây đột quỵ, phục hồi chức năng; đồng thời, cần chú ý đến chế độ ăn uống, khả năng nuốt và vấn đề phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu ở bệnh nhân có khả năng bất động lâu dài.

3. Các chỉ định nội khoa trong điều trị đột quỵ cấp

Điều trị bằng thuốc bao gồm aspirin , thuốc làm tan huyết khối và thuốc hạ huyết áp. Ngược lại, thuốc chống đông máu, bảo vệ thần kinh, steroid, mannitol và glycerol đã được chứng minh là không hiệu quả hoặc có hại trong giai đoạn đột quỵ cấp.

Aspirin

Một liều aspirin ngay lập tức cho bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu cục bộ chắc chắn có hiệu quả. Tuy nhiên, tính hiệu quả lại rất khiêm tốn khi chỉ có thêm một người sống sót độc lập trên 100 bệnh nhân được điều trị. Tuy nhiên, nếu tính trên một cộng đồng lớn các bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ cấp, phương pháp điều trị này sẽ ngăn ngừa đến vài trăm ngàn người chết hoặc đột quỵ tàn phế mỗi năm.

Bên cạnh đó, lợi ích của aspirin được dùng trong hai tuần sau đột quỵ do thiếu máu cục bộ não cũng giống như lợi ích được thấy trong 50 tuần tiếp theo, để phòng ngừa khả năng xảy ra đột quỵ thứ phát một cách thường quy. Điều này có cơ sở là do bằng chứng của hàng loạt ca đột quỵ do thiếu máu cục bộ tái phát trong vài tuần đầu tiên sau đột quỵ hoặc cơn thiếu máu cục bộ não thoáng qua.

Người bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ có thể dùng Aspirin dưới sự hướng dẫn của bác sĩ

Thuốc tan huyết khối

Chất kích hoạt plasminogen mô tái tổ hợp (rt-PA) có tác dụng điều trị nhằm cải thiện thêm khoảng 10-15 người sống sót độc lập trên 100 bệnh nhân được điều trị. Trong khi đó, phương pháp này không thể tránh được dự hậu không mong muốn là có thêm 8 bệnh nhân bị xuất huyết nội sọ có triệu chứng. Đồng thời, chỉ định này vẫn chưa cho thấy tác động một cách chắc chắn đến khả năng cải thiện tỷ lệ tử vong nói chung. Hơn nữa, thuốc tan huyết khối vẫn không phải luôn sẵn có tại các trung tâm cấp cứu ban đầu nếu không có chuyên khoa cấp cứu đột quỵ.

Ngoài một, một yếu tố khiến cho việc tiếp cận liệu pháp tan huyết khối trở nên khó khăn là chỉ định này chỉ dành cho những bệnh nhân có thể được đánh giá, khảo sát hình ảnh học và sẽ được tiếp tục theo dõi, điều trị bởi đội đột quỵ có kinh nghiệm trong vòng ba giờ sau khi khởi phát. Vì có thể khó đáp ứng thời hạn này, các thử nghiệm đang được tiến hành để mở rộng “cửa sổ” chỉ định và đánh giá liệu điều trị tại thời điểm muộn hơn có còn đảm bảo tính an toàn và hiệu quả hay không.

Tuy nhiên, nhìn chung, việc sử dụng thuốc làm tan huyết khối hiện nay trong quản lý đột quỵ cấp không tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng trong khi vẫn cần tiếp tục được nghiên cứu vì những hứa hẹn giúp ích cho một số bệnh nhân đến sớm trong “ thời gian vàng ”.

Thuốc ổn định huyết áp

Tác dụng của các thuốc hạ huyết áp trong giai đoạn cấp tính của đột quỵ là không chắc chắn. Một số chuyên gia lại có khuynh hướng thích điều trị hơn cho những bệnh nhân có huyết áp rất cao kéo dài (lớn hơn 180/120), đặc biệt là những bệnh nhân bị xuất huyết nội sọ nguyên phát, nhằm duy trì áp lực tưới máu não.

Trong trường hợp huyết áp người bệnh tăng trên ngưỡng này, việc điều trị sẽ được coi là cần thiết và có thể dùng liệu pháp uống với thuốc hạ huyết áp thông thường. Đối với bệnh nhân khó nuốt do tổn thương não cấp tính thì thuốc vẫn có thể dùng bằng đường uống qua ống thông mũi dạ dày hoặc sử dụng các nhóm thuốc ổn định huyết áp qua đường tiêm.

Đảo ngược tác dụng điều trị chống huyết khối

Cần ngay lập tức ngừng điều trị chống kết tập tiểu cầu, có thể là vô thời hạn, nếu đột quỵ do xuất huyết nội nguyên phát. Nếu bệnh nhân dùng kháng đông có xuất huyết nội sọ nguyên phát thì sẽ cần được đánh giá khẩn cấp và cần xem xét bởi các bác sĩ chuyên khoa về huyết học để đảo ngược quá trình kháng đông.

Sau đó, không nên dùng lại thuốc kháng đông trừ khi bệnh nhân có nguy cơ thuyên tắc huyết khối lớn cao như có tiền căn thay van tim nhân tạo bằng kim loại.

4. Điều trị phẫu thuật trong đột quỵ cấp

Chỉ định can thiệp ngoại khoa sẽ được xem xét vì mục đích làm giảm nguy cơ phù não cấp tính do đột quỵ hố sau. Theo đó, việc mở vạt sọ đôi khi có thể cứu sống người bệnh đột quỵ cấp bằng cách làm giảm áp lực nội sọ thứ phát sau nhồi máu bán cầu não lớn.

Tuy nhiên, đối với can thiệp thử nghiệm hút máu tụ sớm cho những người bị xuất huyết não nguyên phát lại không cho thấy bất kỳ lợi ích nào.

Bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật trong đột quỵ cấp

5. Hỗ trợ kỹ năng thích nghi cho bệnh nhân và người chăm sóc

Đột quỵ cấp có thể được xem là một vấn đề nghiêm trọng đối với không chỉ bệnh nhân mà còn cả người chăm sóc và gia đình. Theo đó, thân nhân cần được hỗ trợ và cung cấp thông tin trong thời điểm quan trọng này.

Bằng cách đánh giá mức độ nghiêm trọng và dựa trên phân loại các loại đột quỵ , bác sĩ có thể đưa ra các ước tính về tiên lượng. Ví dụ, những bệnh nhân có biểu hiện liệt nửa người và mất ngôn ngữ thì sẽ có 90-95% khả năng tử vong hoặc di chứng tàn phế cao trong sáu tháng, tiên lượng sẽ xấu hơn trên hầu hết các bệnh ung thư. Ngược lại, nếu bệnh nhân chỉ mắc đột quỵ cấp rối loạn vận động đơn thuần thì sẽ có tỷ lệ tử vong thấp hơn nhưng vẫn không tránh khỏi 30% khả năng bị tàn tật lâu dài.

Ngoài ra, một số hướng dẫn về sinh hoạt trở lại như lái xe, làm việc... cũng có ý nghĩa hỗ trợ tái hòa nhập cuộc sống, bao gồm cả tính pháp lý quan trọng.

Tóm lại, đột quỵ cấp là biến cố mạch máu não nghiêm trọng, xảy ra đột ngột với tỷ lệ tử vong và tàn phế rất cao. Tuy nhiên, tiên lượng của bệnh nhân còn phụ thuộc một phần vào các bước xử trí đột quỵ cấp ban đầu. Qua đó, cần nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ và đưa người bệnh đến các trung tâm cấp cứu, nhất là nơi có đơn vị đột quỵ, nhằm cải thiện dự hậu sau đó.

  • Gói khám sức khỏe tổng quát kim cương
  • Gói khám sức khỏe tổng quát Vip
  • Gói khám sức khỏe tổng quát đặc biệt
  • Gói khám sức khỏe tổng quát toàn diện
  • Gói khám sức khỏe tổng quát tiêu chuẩn

Kết quả khám của người bệnh sẽ được trả về tận nhà. Sau khi nhận được kết quả khám sức khỏe tổng quát, nếu phát hiện các bệnh lý cần khám và điều trị chuyên sâu, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ từ các chuyên khoa khác ngay tại Bệnh viện với chất lượng điều trị và dịch vụ khách hàng vượt trội

Nguồn tham khảo: ps.org.au

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper