Câu hỏi 70: Tôi bị bệnh van tim được phẫu thuật thay van hai lá bằng van cơ học đã 2 năm, hiện khoẻ mạnh, vậy tôi có thể giảm liều thuốc chống đông được không ? Theo dõi như thế nào ? Câu hỏi 70: Tôi bị bệnh van tim được phẫu thuật thay van hai lá bằng van cơ học đã 2 năm, hiện khoẻ mạnh, vậy tôi có thể giảm liều thuốc chống đông được không ? Theo dõi như thế nào ?
Van nhân tạo được làm từ những vật liệu như kim loại, carbon, ceramic và chất dẻo nên nó có thể gây hoạt hoá quá trình đông máu va hình thành huyết khối bám vào van gây hẹp tắc van. Để phòng ngừa tai biến này, bệnh nhân cần phải dùng thuốc chống đông lâu dài nhằm duy trì mức
đông máu phù hợp (máu chậm đông hơn bình thường), hầu như tất cả các bệnh nhân được thay van cơ học đều phải dùng thuốc chống đông suốt đời. Bản thân thuốc chống đông là loại thuốc có tác dụng làm giảm đông máu, ngăn ngừa hình thành cục máu đông tại tổ chức van cũng như trong buồng tim. Tuy nhiên, thuốc cũng đồng thời làm tăng tỉ lệ chảy máu cho người bệnh nếu không được theo dõi sát về liều lượng và tác dụng chống đông máu của thuốc. Do đó, liều thuốc chống đông máu được dùng theo từng bệnh nhân và phải được kiểm tra theo dõi định kì 2 -3 tháng một lần để chỉnh liều thuốc dựa theo tỉ lệ
PT-INR. Bản thân người bệnh không được tự ý dùng tăng, hay giảm liều thuốc chống đông
Theo dõi dùng thuốc chống đông ở bệnh nhân có van tim cơ học:
Khi dùng thuốc chống đông phải đảm bảo mức đông máu trong giới hạn cho phép đủ để ngăn ngừa hình thành huyết khối và cũng không quá mức để gây các biến chứng chảy máu do dùng thuốc như xuất huyết , tụ máu. Các thuốc chống đông (thường là coumarin/wafarin, sintrom) cần được theo dõi đều, định kỳ bằng xét nghiệm thời gian prothrombin (thường viết tắt bằng PT) và chỉ số chuẩn INR. Dựa theo chỉ số này, bác sĩ sẽ chỉnh liều thuốc hợp lý để duy trì tình trạng đông máu ở giới hạn cho phép.
Bạn cần tuân thủ những chỉ dẫn về việc sử dụng thuốc một cách cẩn thận, hãy uống thuốc đúng theo đơn. Bạn cũng cần biết về một số loại rau quả thực phẩm có ảnh hưởng đến tình trạng đông máu như rau cải xanh, cải bắp, măng, cà chua, tỏi là các thức ăn chứa nhiều vitamin K, làm tăng đông máu, khiến thuốc chống đông không đạt được liều điều trị. Ngược lại, một số loại thức ăn như …. Thuốc cần được uống đều đặn hàng ngày theo chỉ định của bác sỹ, và nên uống thuốc vào cùng một thời điểm trong ngày để tránh quên. Tác dụng chống đông máu của thuốc bị ảnh hưởng rất nhiều bởi chế độ ăn và các thuốc kèm theo nên việc xét nghiệm kiểm tra thời gian prothrombin và INR định kỳ là rất quan trọng.
Ngưỡng tác dụng chống đông cần duy trì với van cơ học nói chung là từ 2.5 – 3.5. Với từng loại van cụ thể ngưỡng này có thể thay đổi tăng giảm tùy theo nguy cơ tắc mạch.
Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM
Bình Thạnh, TPHCM