Phát hiện và điều trị bệnh cơ tim giãn ở trẻ em

Bệnh cơ tim giãn là bệnh lý của cơ tim, đặc trưng bởi sự giãn ra của các buồng tim và giảm khả năng co bóp của cơ tâm thất trái và/hoặc phải, tăng thể tích tâm thu, tâm trương, cơ tâm thất thường bị mỏng đi có thể dẫn đến suy tim rồi tử vong. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi bao gồm cả trẻ em.

1. Bệnh cơ tim giãn nở ở trẻ em

Bệnh giãn cơ tim là một trong các bệnh lý phổ biến của cơ tim, thường gặp ở lứa tuổi thanh niên và trung niên mà chủ yếu là trong độ tuổi từ 20 - 50 tuổi. Đôi khi bệnh có thể xảy ra ở cả trẻ em.

Nguyên nhân gây giãn nở cơ tim đến nay vẫn chưa xác định rõ ràng. Tuy nhiên, người ta tìm ra các yếu tố nguy cơ có thể gây nên bệnh ở trẻ như:

  • Tắc nghẽn động mạch chủ (thường gặp ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi).
  • Bất thường ở động mạch vành trái xuất phát từ động mạch chủ (thường gặp ở trẻ từ 2 - 5 tháng tuổi).
  • Nhồi máu cơ tim ở trẻ
  • Trẻ mắc các vấn đề khác về tim như rối loạn nhịp tim, tắc nghẽn mạch vành... hay gặp các bệnh lý về rối loạn chuyển hóa.
  • Yếu tố di truyền.

Bệnh giãn cơ tim đặc trưng bởi sự suy yếu của các sợi cơ tim làm giảm khả năng co bóp cơ tim dẫn đến việc không cung cấp đủ máu đi nuôi cơ thể.

Bệnh giãn cơ tim đặc trưng bởi sự suy yếu của các sợi cơ tim làm giảm khả năng co bóp cơ tim

2. Triệu chứng bệnh cơ tim giãn nở ở trẻ em

Giai đoạn đầu khi mới bị bệnh thường không có triệu chứng tim mạch rõ ràng như khó thở, đau tức ngực. Khi bệnh tiến triển thì có thể thấy các biểu hiện sau:

  • Trẻ bị đau tức ngực, khó thở thường xuyên, khó thở tăng về đêm: Trong bệnh lý cơ tim giãn, ban đầu, cơ tim bị suy yếu dẫn đến việc giảm thể tích nhát bóp. Điều này có thể được bù lại bằng cơ chế tăng nhịp tim để đảm bảo cho cung lượng tim. Do đó khi cung lượng tim không tăng khi gắng sức sẽ gây cho bệnh nhân cảm giác khó thở. Đến giai đoạn sau, khi phải hoạt động bù quá nhiều, cơ tim suy yếu trầm trọng, nguy cơ dẫn đến suy tim . Lúc này, cả cung lượng tim và thể tích nhát bóp đều giảm, thể tích tâm thu và tâm trương của tâm thất tăng lên, độ bão hòa oxy máu giảm. Hệ quả là tăng sự chênh lệch về nồng độ oxy giữa động mạch và tĩnh mạch, cơ thể tăng tiết catecholamin, hệ thống renin - angiotensin - aldosterone được kích hoạt dẫn đến cung lượng tim càng giảm mạnh. Trẻ bị khó thở nhiều hơn ngay cả khi nghỉ ngơi.
  • Ho nhiều, ho kéo dài có thể kèm theo đau đầu.
  • Chán ăn, mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng, trẻ nhỏ có thể có dấu hiệu bỏ bú, quấy khóc.
  • Phù sưng bàn chân và mắt cá chân.
  • Mạch nhanh hoặc không đều, hồi hộp trống ngực.
  • Trẻ đi tiểu ít hơn so với bình thường.
  • Khám có thể nghe thấy tiếng ran ở phổi, tiếng thổi tim, sờ thấy gan to. Một số trường hợp có thể có tĩnh mạch cổ nổi.

Bệnh cơ tim giãn nở ở trẻ em đôi khi không thể chẩn đoán rõ ràng trên lâm sàng nên cần phải làm các xét nghiệm cận lâm sàng như: Chụp MRI , chụp cắt lớp CT , chụp X-quang lồng ngực... hỗ trợ để có thể chẩn đoán xác định qua hình ảnh cơ tim bị phì đại, tăng thể tích tim.

3. Điều trị bệnh cơ tim giãn nở ở trẻ em

Có thể dùng thuốc trong điều trị bệnh cơ tim giãn

Điều trị bệnh cơ tim giãn, chủ yếu là điều trị triệu chứng.

3.1 Điều trị dùng thuốc

  • Giai đoạn cấp sử dụng thuốc vận mạch.
  • Thuốc lợi tiểu.
  • Thuốc giãn mạch, ưu tiên dòng ức chế men chuyển.
  • Thuốc hỗ trợ tim mạch như digoxin.

3.2 Điều trị không dùng thuốc

Áp dụng cho những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa dùng thuốc. Các phương pháp được chọn lựa điều trị được bác sĩ chỉ định phù hợp với từng trường hợp khác nhau:

  • Cấy máy tạo nhịp để điều chỉnh sự rối loạn về nhịp tim .
  • Cấy máy khử rung tim nhằm tạo ra xung điện ở tim giúp ngăn ngừa nguy cơ rối loạn nhịp tim.
  • Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành hoặc nong mạch vành để tăng lượng máu về tim, đảm bảo cho thể tích với cung lượng tim.
  • Phẫu thuật van tim, thay hoặc sửa van tim.

Trong thời gian điều trị bệnh cơ tim giãn cần lưu ý dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, theo dõi thường xuyên các dấu hiệu của tình trạng suy tim, rối loạn nhịp tim và dinh dưỡng của trẻ.

Bệnh giãn cơ tim ở trẻ em tuy không phải là một bệnh lý cấp tính nhưng bệnh có thể gây ra những biến chứng nặng nề như suy tim với những dấu hiệu khó chịu cho cơ thể trẻ, thậm chí có thể ảnh hưởng tính mạng. Bệnh cần được phát hiện kịp thời để có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp tránh để lại di chứng về sức khỏe.

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa : gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper