Tổn thương các chức năng của tim và các bệnh về tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Mỹ. Nam giới có nguy cơ mắc cao hơn. Và phục hồi chức năng tim mạch là một trong những vấn đề được rất nhiều nhà khoa học cũng như bệnh nhân quan tâm.
1. Chức năng của hệ thống tim mạch
Hệ thống tim mạch là một hệ thống tuần hoàn thiết yếu của cơ thể con người, bao gồm: máu, mạch máu và tim. Tim có chức năng như một máy bơm di chuyển máu qua các mạch máu của cơ thể. Hệ thống tim mạch có rất nhiều chức năng quan trọng như:
- Vận chuyển oxy và loại bỏ khí CO2;
- Vận chuyển chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải;
- Chống dịch bệnh;
- Vận chuyển nội tiết tố;
- Điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những khái niệm căn bản về phục hồi chức năng tim mạch.
2. Phục hồi chức năng tim mạch là gì?
Phục hồi chức năng tim mạch là bước quan trọng trong quá trình lấy lại sức khỏe cho những người bệnh suy tim . Nếu phục hồi thành công họ có thể có thêm nhiều năm sống khỏe mạnh và có ý nghĩa.
Ngoài ra phục hồi chức năng tim mạch còn giúp người bệnh phòng ngừa nguy cơ tái phát trở lại. Nó bao gồm các bài tập thể dục, lối sống lành mạnh, một chế độ ăn khỏe, tốt cho tim và giảm thiểu căng thẳng.
3. Các giai đoạn phục hồi chức năng tim mạch
Giai đoạn 1
Đây là giai đoạn phục hồi với các hoạt động đơn giản để người bệnh có thể thực hiện trở lại các thao tác cơ bản, để có thể tự chăm sóc bản thân sau khi xuất viện.
Giai đoạn 2
Thường bắt đầu sau khi người bệnh xuất viện, tham gia chương trình phục hồi chức năng tim ngoại trú. Giai đoạn này tập trung vào các bài tập thể dục, dinh dưỡng, kiểm soát stress và hỗ trợ bỏ thuốc lá.
Người bệnh suy tim phù hợp với các bài tập aerobic như đi bộ, đi xe đạp hoặc các bài tập tạ nhẹ trong giới hạn gắng sức cho phép của cơ thể mình . Trong các buổi tập thể dục, bệnh nhân được theo dõi huyết áp và nhịp tim để điều chỉnh vận động thể lực cho phù hợp.
Đối với những bệnh nhân suy tim , cần phục hồi chức năng tim mạch thì chế độ ăn uống sẽ gồm ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, cholesterol và muối.
Bên cạnh chế độ ăn uống người bệnh còn phải đặc biệt lưu ý đến tâm lý, tránh để lo âu, stress. Việc giữ cho một tinh thần thoải mái và lối sống lành mạnh rất hiệu quả cho việc điều trị và phục hồi.
Giai đoạn 3 và 4
Giai đoạn này sau khi người bệnh đã phục hồi cơ bản thì cần duy trì thói quen này suốt đời để có một trái tim khỏe mạnh, chống các phát tác trở lại.
4. Phục hồi chức năng tim mạch giai đoạn sớm
Công đoạn này sẽ được bắt đầu ngay sau khi người bệnh phẫu thuật hoặc điều trị suy tim, hoặc sau khi bị nhồi máu cơ tim . Quá trình này còn được gọi là phục hồi chức năng tim mạch giai đoạn sớm.
Mục đích:
- Nhằm làm giảm các biến chứng do lâu ngày không vận động gây ra.
- Giúp cho bệnh nhân hiểu được các yếu tố nguy cơ, phòng ngừa và phác đồ điều trị.
- Cải thiện, trấn an tâm lý cho bệnh nhân, tranh suy nghĩ lo âu, trầm cảm.
5 Phục hồi chức năng tim mạch giai đoạn muộn
Với bệnh tim mạch giai đoạn muộn (suy tim) có thể có các biện pháp điều trị phù hợp - trong đó có LVAD (thiết bị hỗ trợ thất trái).
Thiết bị LVAD giúp máu lưu thông bình thường trong cơ thể người bệnh bị bệnh tim giai đoạn cuối, giúp làm giảm triệu chứng mệt mỏi hay khó thở. Đôi khi, thiết bị này cũng giúp tim phục hồi các chức năng bình thường bởi nó cho phép quả tim được nghỉ ngơi.
Thiết bị này được cấy dưới tim và với một thiết bị nối dẫn máu máu từ thất trái (thất bơm) và bơm vào động mạch chủ liên tục. Thiết bị bơm quay vòng khoảng 9,000 đến 10,000 vòng một phút.