1. Cơ tim và chức năng của cơ tim
Cơ tim là một loại cơ mang tính chất hỗn hợp giữa 2 loại cơ là cơ vân và cơ trơn. Cơ tim có thể được chia thành 3 loại: Cơ nhĩ, cơ thất và những sợi cơ dẫn truyền đặc biệt. Cơ nhĩ, cơ thất có hoạt động co rút giống cơ vân thì cơ nhĩ và cơ thất hoạt động co rút còn những sợi có dẫn truyền đặc biệt thì khả năng co rút yếu hơn nhưng lại có tính nhịp điệu và dẫn truyền các xung động trong tim. Cơ tim có 4 đặc tính sinh lí cơ bản là: Tính hưng phấn, tính dẫn truyền, tính trơ có chu kì, tính nhịp điệu
Chúng ta đều biết chúng ta không thể sống nếu tim ngừng đập. Việc đập của tim là do cơ tim quyết định. Cơ tim co giãn theo một hệ thống thống nhất với sự kết nối bền chặt giữa các sợi cơ với nhau. Trong lúc quá trình co giãn diễn ra, cơ tim có nhiệm vụ đẩy máu lưu thông trong tuần hoàn. Mọi hoạt động chức năng này chỉ được đảm bảo ổn định khi sức căng cơ tim tốt. Vậy sức căng cơ tim thế nào là tốt?
2. Đánh giá sức căng cơ tim được thực hiện như thế nào?
Sức căng cơ tim biểu thị tình trạng hoạt động của cơ tim, được đánh giá bằng chiều dài giữa hai trạng thái của cơ tim. Cụ thể là sức căng sẽ bằng: (L1-l0)/L0. Trong đó: L0 là chiều dài ban đầu, L1 là chiều dài khi đổi trạng thái. Để việc đánh giá này được thuận lợi, ngày nay người ta thường dùng tới sự hỗ trợ của siêu âm tim . Có rất nhiều phương pháp siêu âm nay, nhưng hầu hết kỉ thuật ngày đều được tiến hành theo các bước:
- Bước 1: Chọn một số mặt cắt cơ bản rồi chọn hình ảnh đưa vào máy
- Bước 2: Xem xét lại hình ảnh đã đủ điều kiện để đánh giá chưa
- Bước 3: Đánh dấu một số điểm: tại vòng van 2 lá, mỏm tim
- Bước 4: Viền nội mạc buồng thất
- Bước 5: Điều chỉnh ROI
- Bước 6: Xem xét chất lượng đường viền “tracking”
- Bước 7: Nếu đường viền “tracking” chưa tối ưu, làm lại bước 5 và bước 6
Việc đánh giá sớm tình trạng chức năng cơ tim, biết được sức căng cơ tim như thế nào là rất quan trọng trong các bệnh lý về tim mạch, đặc biệt là các bệnh như nhồi máu cơ tim , phì đại cơ tim, cơ tim giãn nở ,... Các bệnh này nếu không phát hiện kịp thời có nguy cơ dẫn đến các biến chứng rất trầm trọng thậm chí là tỉ lệ tử vong rất cao do đột tử cơ tim. Cũng như hầu hết các căn bệnh ở hệ khác, thì việc phát hiện sớm những bất thường sẽ giúp nâng cao rất nhiều hiệu quả điều trị, phòng tránh các biến chứng không mong muốn.