Làm thế nào để bảo vệ cơ tim khi hoá trị với doxorubicin

Làm thế nào để bảo vệ cơ tim khi hoá trị với doxorubicin

Doxorubicin thuộc nhóm anthracycline , một trong những thuốc cơ bản điều trị ung thư vú cho cả điều trị bổ trợ và tái phát di căn. Tuy nhiên, việc tích lũy liều cao doxorubicin qua các chu kỳ điều trị làm tăng nguy cơ gây độc tính trên tim. Ngày nay đã có nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ suy tim sung huyết do doxorubicin tăng lên theo liều tích lũy: 1,6% với liều tích lũy 300 mg/m2, 3%-5% với liều tích lũy 400 mg/m2, 7% - 26% với liều 550mg/m2, 18% - 48% tại liều tích lũy 700 mg/m2 [2], [3]. Những tiến bộ trong điều trị ung thư vú giúp kéo dài thời gian sống còn đồng thời cũng đặt ra vấn đề làm sao kiểm soát độc tính điều trị, của doxorubicin nhằm làm tăng chất lượng sống của bệnh nhân.

1. Sử dụng các chế phẩm doxorubicin

- Cá thể hóa liều doxorubicin.

- Chia nhỏ liều, truyền tĩnh mạch liên tục 24–72 giờ [50].

- Dùng các dạng bào chế khác của doxorubicin như liposomes, DNA, dextran, và hạt vi cầu albumin [50]. Hiện nay liposomes doxorubicin được dùng nhiều và được chứng minh hiệu quả trên lâm sàng về tính an toàn [3], [30], [31], [51]. Ngưỡng độc tính trên tim của dạng bào chế liposome doxorubicin là >900mg/m2 da, cao hơn nhiều so với 400 mg/m2 da của doxorubicin truyền thống [7].

 

2. Theo dõi độc tính của doxorubicin trên tim mạch

Chiến lược tầm soát độc tính tim bao gồm chẩn đoán hình ảnh (siêu âm tim, chụp ảnh hạt nhân, cộng hưởng từ tim) và sinh hóa máu (troponin, BNP), thời điểm thực hiện phụ thuộc vào liệu trình hóa trị, mức liều tích lũy của doxorubicin và nguy cơ tim mạch của bệnh nhân (Hình 1.3).

Ở những bệnh nhân có nguy cơ cao và liều tích lũy doxorubicin >240mg/m2 da nên được đánh giá chức năng tim càng sớm càng tốt [52], [53]: ít nhất 1 lần đo troponin độ nhạy cao (I hoặc T) hoặc BNP thường quy cho mỗi chu kỳ hóa trị có doxorubicin [2], [39]. Cho đến nay, chiến lược đề nghị còn bàn cãi về dữ liệu chứng minh để ngăn ngừa hoặc cải thiện các biến cố tim mạch lâu dài, nhưng nồng độ tăng cao của dấu ấn sinh hóa tim xác định bệnh nhân có nguy cơ tăng độc tính trên tim và bệnh nhân có thể có lợi ích từ các biện pháp điều trị phòng ngừa độc tính trên tim.

Tác giả J. Herrmann và cộng sự (2014) cũng đã đưa ra phác đồ theo dõi độc tính trên tim ở các bệnh nhân có sử dụng doxorubicin dựa vào phân suất tống máu thất trái trước và trong quát trình điều trị [5], [54].

Điện tâm đồ

Điện tâm đồ dễ thực hiện ở tất cả bệnh nhân trước và trong quá trình điều trị ung thư cho bệnh nhân. Các thay đổi trên điện tâm đồ để phát hiện độc tính trên tim, bao gồm nhịp xoang nhanh lúc nghỉ, thay đổi sóng ST-T, rối loạn dẫn truyền, QT kéo dài hoặc rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, những rối loạn trên điện tâm đồ thường không đặc hiệu do có thể liên quan đến rất nhiều yếu tố khác [7]. những thay đổi điện tâm đồ có thể là tạm thời và không liên quan đến độc tính của thuốc trên tim.

3. Các tác nhân bảo vệ cơ tim

Một loạt các hợp chất đã được thử nghiệm khác nhau cho khả năng làm giảm độc tính doxorubicin, bao gồm adenosine, kháng thể đặc hiệu doxorubicin, kháng histamin (cả thuốc ức chế H1 và H2), thuốc ức chế β, amrinone, milrinone, fructose-1,6 diphosphate, inosin, ibuprofen, dextran, methyl-prednisone, muối bismuth, kẽm và cadmium, polyethylene glycol, tetracycline, một số chất chống oxy hóa và venoruten. Tuy nhiên cũng chưa có thuốc nào bảo vệ được cơ tim trong các nghiên cứu lâm sàng quy mô hơn.

Độc tính của doxorubicin trên cơ tim có cơ chế từ các gốc tự do và quá trình oxy hóa quá mức. Do vậy, Coenzyme Q10 [55], [56], vitamin E liều cao, N-acetylcysteine cũng được tìm thấy khả năng bảo vệ cơ tim khỏi độc tính của doxorubicin khi thí nghiệm trên chuột [50].

Dexrazoxane (ICRF-187, Zinacard) đã được chấp thuận bởi FDA Hoa kỳ trong bảo vệ độc tính trên tim của doxorubicin ở bệnh nhân UTV khi nhận liều tích lũy >300 mg/m2 da, thường khởi đầu ở chu kỳ thứ 6 của hóa trị doxorubicin. Dexrazoxane được chứng minh chỉ xuất hiện biến cố suy tim 3% so với 22% ở nhóm chứng, đồng thời giúp giảm tỷ lệ tiến triển bệnh hơn so với nhóm chứng (48% so với 63%) [50], [57], [58]. Tuy nhiên dexrazoxane chỉ có thể giúp hạn chế biến cố tim mạch chứ không loại trừ được nguy cơ độc tính cơ tim từ doxorubicin [59]. Theo In-Ho Kim và cộng sự (2017), dexrazoxane có tác dụng bảo vệ tim mạch ở những bệnh nhân UTV có Her2(+) được điều trị bổ trợ với trastuzumab theo sau doxorubicin [60].

Carvedilol, một chất ức chế thụ thể adrenergic không chọn lọc, đã được chứng minh là có tính chất chống oxy hóa cũng như điều chỉnh các rối loạn cân bằng canxi nội môi, bằng cách ngăn chặn việc doxorubicin làm suy yếu chức năng bơm canxi của lưới nội bào [61], [62], [63].

Theo: Bác sĩ tim mạch Phạm Xuân Hậu, Đào Tiến Mạnh. "Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tim mạch của bệnh nhân ung thư vú điều trị bằng doxorubicin". 2018, trang 25-28

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

2. Curigliano G., Cardinale D., Suter T., et al. (2012), "Cardiovascular toxicity induced by chemotherapy, targeted agents and radiotherapy: ESMO Clinical Practice Guidelines", Ann Oncol, 23 Suppl 7, pp. vii155-66.

3. Jain D. (2004), "Liposomal doxorubicin: reduced cardiotoxicity in breast cancer", Inpharma Weekly, 1430(1), pp. 17-17.

7. Zamorano J. L., Patrizio L., Daniel R. M., et al. (2016), "2016 ESC Position Paper on cancer treatments and cardiovascular toxicity developed under the auspices of the ESC Committee for Practice GuidelinesThe Task Force for cancer treatments and cardiovascular toxicity of the European Society of Cardiology (ESC)", European Heart Journal, 37(36), pp. 2768-2801.

39. Cardinale D. and Sandri M. T. (2010), "Role of biomarkers in chemotherapy-induced cardiotoxicity", Prog Cardiovasc Dis, 53(2), pp. 121-9.

50. Jain D. (2000), "Cardiotoxicity of doxorubicin and other anthracycline derivatives", Journal of Nuclear Cardiology, 7(1), p. 53.

51. Minisini A. M., Andreetta C., Fasola G., et al. (2008), "Pegylated liposomal doxorubicin in elderly patients with metastatic breast cancer", Expert Rev Anticancer Ther, 8(3), pp. 331-42.

52. Swain S. M., Whaley F. S., and Ewer M. S. (2003), "Congestive heart failure in patients treated with doxorubicin: a retrospective analysis of three trials", Cancer, 97(11), pp. 2869-79.

53. Drafts B. C., Twomley K. M., D'Agostino R., Jr., et al. (2013), "Low to moderate dose anthracycline-based chemotherapy is associated with early noninvasive imaging evidence of subclinical cardiovascular disease", JACC Cardiovasc Imaging, 6(8), pp. 877-85.

54. Schwartz R. G., McKenzie W. B., Alexander J., et al. (1987), "Congestive heart failure and left ventricular dysfunction complicating doxorubicin therapy. Seven-year experience using serial radionuclide angiocardiography", Am J Med, 82(6), pp. 1109-18.

55. Greenlee H., Shaw J., Lau Y. I., et al. (2012), "Lack of effect of coenzyme q10 on doxorubicin cytotoxicity in breast cancer cell cultures", Integr Cancer Ther, 11(3), pp. 243-50.

56. Swarnakar N. K., Thanki K., and Jain S. (2014), "Enhanced antitumor efficacy and counterfeited cardiotoxicity of combinatorial oral therapy using Doxorubicin- and Coenzyme Q10-liquid crystalline nanoparticles in comparison with intravenous Adriamycin", Nanomedicine, 10(6), pp. 1231-41.

57. Popelova O., Sterba M., Haskova P., et al. (2009), "Dexrazoxane-afforded protection against chronic anthracycline cardiotoxicity in vivo: effective rescue of cardiomyocytes from apoptotic cell death", Br J Cancer, 101(5), pp. 792-802.

58. Sepe D. M., Ginsberg J. P., and Balis F. M. (2010), "Dexrazoxane as a cardioprotectant in children receiving anthracyclines", Oncologist, 15(11), pp. 1220-6.

59. Dickey J. S., Gonzalez Y., Aryal B., et al. (2013), "Mito-tempol and dexrazoxane exhibit cardioprotective and chemotherapeutic effects through specific protein oxidation and autophagy in a syngeneic breast tumor preclinical model", PLoS One, 8(8), p. e70575.

60. Kim I. H., Lee J. E., Youn H. J., et al. (2017), "Cardioprotective Effect of Dexrazoxane in Patients with HER2-Positive Breast Cancer Who Receive Anthracycline Based Adjuvant Chemotherapy Followed by Trastuzumab", J Breast Cancer, 20(1), pp. 82-90.

61. Nabati M., Janbabai G., Baghyari S., et al. (2017), "Cardioprotective Effects of Carvedilol in Inhibiting Doxorubicin-induced Cardiotoxicity", J Cardiovasc Pharmacol, 69(5), pp. 279-285.

63. Kalay N., Basar E., Ozdogru I., et al. (2006), "Protective effects of carvedilol against anthracycline-induced cardiomyopathy", J Am Coll Cardiol, 48(11), pp. 2258-62.

 

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2025 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper