1. Chỉ định đặt catheter động mạch khi nào?
Chỉ định đặt huyết áp xâm lấn cho bệnh nhân trong các trường hợp sau:
- Bệnh nhân cần theo dõi huyết áp động mạch liên tục, cần làm khí máu nhiều lần đặc biệt là ở những người bệnh suy hô hấp;
- Tất cả các trường hợp sốc kéo dài hoặc bị hạ huyết áp nặng;
- Trường hợp bệnh nhân có nguy cơ rối loạn huyết động trong và sau phẫu thuật đặc biệt là phẫu thuật tim và các mạch máu lớn;
- Trường hợp bệnh nhân sốt xuất huyết nặng (độ III và IV có kèm sốc), hay trong bệnh viêm cơ tim nặng...;
- Chỉ định khi cần chụp mạch, hoặc thay máu bằng đường tĩnh mạch máu vào - động mạch máu ra hoặc những trường hợp không thể đo được huyết áp bằng tay;
- Khi cần hồi sức cho bệnh nhân mà không có đường truyền khác.
2. Quy trình đặt catheter động mạch
2.1. Chuẩn bị
Chuẩn bị cho bệnh nhân:
- Tư vấn và giải thích kỹ cho người nhà của trẻ về phương pháp cũng như thủ thuật thực hiện và ký giấy cam đoan đồng ý làm thủ thuật;
- Chuẩn bị hồ sơ bệnh án và giấy tờ liên quan đến quá trình điều trị của trẻ.
Chuẩn bị thuốc và dụng cụ:
- Một bộ catheter đặt động mạch;
- Một bộ dụng cụ tiểu phẫu;
- Kim luồn 24G cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tháng tuổi, kim 22G cho trẻ nhỏ và kim 20G cho trẻ trên 12 tuổi và người lớn;
- Kim liền chỉ 2.0 để cố định, bơm kim tiêm 5ml;
- Cột dịch truyền và một chai dung dịch truyền NaCl 0,9% để lưu kim động mạch;
- Bộ đo áp lực: dây dẫn và sensor áp lực kết nối với máy monitor;
- Monitor để đo và theo dõi huyết áp động mạch;
- Dung dịch sát khuẩn betadine 10%;
- Bông cồn, bông muối.
Chuẩn bị từ phía bác sĩ và nhân viên y tế thực hiện đặt catheter:
- Mặc đúng theo quy định phòng phẫu thuật, đội mũ, đeo khẩu trang đầy đủ;
- Rửa tay sát khuẩn, đeo găng vô trùng.
2.2. Tiến hành kỹ thuật đặt catheter động mạch
Các bước kỹ thuật đặt catheter động mạch:
- Cố định sensor áp lực vào cột truyền ở mức ngang với đường nách giữa của bệnh nhân;
- Xác định vị trí đặt catheter động mạch: thường là động mạch quay. Có một số trường hợp có thể đặt ở động mạch đùi hay các động mạch sau như ở mu chân, cánh tay hay động mạch nách;
- Sát khuẩn kỹ vị trí đặt catheter bằng dung dịch betadine;
- Dùng kim luồn đâm qua da một góc 15 độ hoặc 45 độ vào động mạch được xác định là sẽ đặt catheter. Nếu kim vào đúng động mạch sẽ thấy máu ra ở chuôi kim;
- Hạ kim và catheter sát mặt da. Phối hợp nhịp nhàng 2 động tác: Lùi nòng kim ra khoảng 0,5cm đồng thời luồn catheter nhẹ nhàng bằng chuyển động xoắn theo hướng của động mạch cho đến khi thấy có máu trào qua đầu catheter (máu sẽ trào ra theo nhịp tim nếu đặt đúng vị trí catheter);
- Kết nối với đầu dây có sensor áp lực, đồng thời kết nối với monitor đã được chuẩn bị sẵn;
- Bơm 2ml Heparin 10 đơn vị/1ml lưu catheter;
- Cố định catheter vào da, thường là khâu hoặc bằng dụng cụ dán cố định;
- Cân bằng áp lực zero về 0 mmHg;
- Sát khuẩn lại chân catheter và kim luồn sau đó băng vô trùng.
2.3. Cách đo huyết áp động mạch xâm lấn
Kỹ thuật đo huyết áp động mạch xâm lấn gồm các bước sau:
- Gắn chai NaCl 0,9% có pha Heparin vào bơm brassa có chỉ số trên 200mmHg;
- Mồi dịch vào bộ đo huyết áp động mạch xâm lấn gắn vào catheter;
- Định vị trí zero;
- Nối bộ cảm biến đo áp lực với dây cable;
- Nối dây cable vào monitor;
- Định mức zero.
Các biểu hiện bình thường khi đặt catheter động mạch:
- Huyết áp động mạch và sóng mạch biểu hiện chính xác trên monitor theo dõi;
- Không chảy máu tại vị trí đặt catheter.
2.4. Những lưu ý khi đặt catheter động mạch
- Tuân thủ tuyệt đối về mặt vô khuẩn ngay từ khâu chuẩn bị cho đến khi chăm sóc sau làm phẫu thuật đặt catheter;
- Nên đặt catheter ở vị trí cao;
- Theo dõi sát bệnh nhân trước, trong và sau quá trình đặt catheter để phát hiện kịp thời các biến chứng và xử lý;
- Lưu catheter bằng dung dịch truyền NaCl 0,9% và Glucose 5% có pha với heparin để tránh hiện tượng bị đông máu ;
- Cứ 2-3 ngày lại thay băng cho bệnh nhân một lần để đảm bảo vô khuẩn;
- Lưu ý không lưu catheter quá 7 ngày để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng.
2.5. Những biến chứng có thể gặp khi đặt catheter động mạch
- Nhiễm trùng tại chỗ hoặc nếu nặng có thể nhiễm trùng toàn thân;
- Có thể mất máu do lấy máu để làm xét nghiệm nhiều;
- Có thể có hiện tượng tắc mạch do đông máu;
- Sưng đau, có thể viêm vị trí nối catheter;
- Thiếu máu chi hoặc tắc catheter.
3. Thực hiện đặt catheter động mạch ở đâu?
Đặt huyết áp động mạch xâm lấn là một phương pháp đòi hỏi kỹ thuật và chuyên môn cao. Nếu thực hiện không đúng quy trình kỹ thuật, không những không mang lại hiệu quả trị liệu mà còn gây ra những rủi ro cho sức khỏe. Vì vậy bệnh nhân cần lựa chọn bệnh viện uy tín, có đầy đủ trang thiết bị và chuyên môn để thực hiện phương pháp này.
Đặt catheter động mạch là kỹ thuật thường quy đang được ứng dụng rất thành công tại
Kỹ thuật catheter động mạch thực hiện tại có những ưu điểm sau:
- Quy trình kỹ thuật tiến hành bài bản, đạt chuẩn quốc tế; môi trường được kiểm soát nhiễm khuẩn tốt giúp hạn chế tối đa nhiễm trùng trong và sau phẫu thuật
- Hệ thống trang thiết bị phục vụ kỹ thuật công nghệ cao với hệ thống monitor theo dõi 7 thông số hiện đại, thể hiện thông số huyết áp chính xác nhất.