1. Đau thắt ngực ổn định là gì?
Cơn đau thắt ngực ổn định xuất hiện khi cơ tim không được cung cấp đủ lượng máu giàu oxy cần thiết để hoạt động một cách bình thường. Lúc này, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn, đập nhanh và mạnh hơn khi người bệnh cố gắng làm một việc gì đó hay trong tình trạng căng thẳng quá mức. Về lâu dài, điều này có thể dẫn đến nguy cơ nhồi máu cơ tim gây nguy hiểm đến tính mạng.
2. Nguyên nhân gây đau thắt ngực ổn định
Nguyên nhân khiến người bệnh bị đau thắt ngực ổn định chủ yếu là do các mảng xơ vữa động mạch vành làm cho lòng mạch bị thu hẹp, khiến cho lưu lượng máu tới tế bào cơ tim bị giảm. Sự hình thành các cục máu đông cũng có thể là nguyên nhân làm tắc hẹp mạch máu và khiến người bệnh bị đau thắt ngực .
Ngoài ra, một số yếu tố là nguyên nhân gián tiếp khiến người bệnh có nguy cơ mắc bệnh đau thắt ngực ổn định có thể kể đến bao gồm:
- Hút thuốc lá: Chất nicotin có trong thuốc lá sẽ tạo điều kiện khiến cho cholesterol bị tích tụ lại trên thành mạch, gây ra tình trạng xơ vữa.
- Bệnh tiểu đường: Khi bị bệnh tiểu đường thì nồng độ cholesterol trong máu sẽ tăng, khiến cho tăng tốc độ xơ vữa mạch vành và dẫn đến cơ thể bị nhồi máu cơ tim.
- Huyết áp cao: Người bị huyết áp cao sẽ có áp lực của máu lên thành động mạch tăng, làm các động mạch bị tổn thương và gia tăng tốc độ xơ cứng động mạch.
- Rối loạn lipid máu : Khi bị rối loạn mỡ máu thì nồng độ chất béo và cholesterol bão hòa cao sẽ làm tăng nguy cơ bị đau thắt ngực và đau tim.
- Tiền sử gia đình mắc bệnh tim: nếu một thành viên trong gia đình mắc bệnh động mạch vành hoặc bị đau tim thì bạn cũng có nguy cơ cao gặp phải cơn đau thắt ngực.
- Tuổi tác: Đàn ông trên 45 tuổi và phụ nữ trên 55 tuổi là đối tượng dễ có nguy cơ đau thắt ngực ổn định.
- Béo phì : Người béo phì sẽ có nguy cơ bị đau thắt ngực và bệnh tim mạch tăng so với người bình thường.
- Ít vận động: Ở những người lười vận động, lười tập thể dục, thể thao thì có khả năng cao bị tăng cholesterol, tăng nguy cơ béo phì, tăng huyết áp, làm giảm khả năng lưu thông máu trong lòng mạch.
- Căng thẳng, stress : Sự căng thẳng hay tức giận quá mức có thể làm tăng huyết áp và làm tăng nguy cơ xuất hiện cơn đau thắt ngực ổn định .
3. Đau thắt ngực ổn định biểu hiện thế nào?
Khi bị đau thắt ngực ổn định, người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn lồng ngực như bị bóp chặt, bị đè nén. Cơn đau có thể lan từ ngực ra đến cổ, cánh tay và vai.
Trong cơn đau thắt ngực ổn định, người bệnh cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu kèm theo như: buồn nôn, mệt mỏi, khó thở, chóng mặt, vã mồ hôi lạnh... Cơn đau sẽ chỉ xuất hiện khi người bệnh gắng sức làm một việc gì đó. Các dấu hiệu của đau thắt ngực ổn định thường tạm thời, trong khoảng 15 phút và giảm dần khi được nghỉ ngơi hoặc sử dụng thuốc điều trị đau thắt ngực.
4. Các mức độ của đau thắt ngực ổn định
Theo Hiệp hội Tim mạch Canada - CCS, đau thắt ngực ổn định được chia thành 4 mức độ, ở mức độ càng cao thì bệnh càng nguy hiểm và càng ảnh hưởng tới đời sống của người bệnh, cụ thể:
- Độ 1: Ở mức độ này thì những hoạt động thể lực bình thường sẽ không thể gây đau thắt ngực, nó chỉ xuất hiện khi người bệnh hoạt động thể lực rất mạnh.
- Độ 2: Cơn đau thắt ngực xuất hiện khi người bệnh leo cầu thang >1 tầng, hoặc đi bộ dài hơn 2 dãy nhà, cần hạn chế nhẹ hoạt động thể lực bình thường.
- Độ 3: Đau thắt ngực khi đi bộ dài từ 1 đến 2 dãy nhà hoặc leo cao, cần hạn chế đáng kể các hoạt động thể lực thông thường.
- Độ 4: Đau thắt ngực ngay cả khi làm việc nhẹ, khi gắng sức nhẹ, các hoạt động thể lực bình thường cũng có thể gây ra các cơn đau.
5. Làm gì khi bị đau thắt ngực ổn định?
Xuất hiện các cơn đau thắt ngực ổn định có nghĩa là cơ tim đang bị thiếu máu, chính vì thế, người bệnh cần nhanh chóng thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Nghỉ ngơi, dừng hết các việc đang làm, nằm nghỉ ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, đầu gối nâng cao, nới lỏng quần áo đang mặc và giữ ấm cho cơ thể.
- Bước 2: Trong trường hợp đã sử dụng các thuốc giãn mạch trước đó thì có thể tiếp tục giảm cơn đau bằng cách sử dụng nó.
- Bước 3: Nếu đã sử dụng thuốc giãn mạch mà cơn đau thắt ngực ổn định không có dấu hiệu thuyên giảm thì sau 20 phút cần phải đi cấp cứu ngay vì có nguy cơ cao nhồi máu cơ tim.
6. Điều trị và phòng ngừa cơn đau thắt ngực ổn định
Cơn đau thắt ngực ổn định nếu không được chữa trị kịp thời và đúng phương pháp thì có thể khiến người bệnh gặp phải những biến chứng nguy hiểm như suy tim , nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
- Điều trị đau thắt ngực ổn định:
Thuốc có tác dụng làm giãn động mạch vành, cải thiện lưu lượng máu tới nuôi cơ tim và giúp làm giảm gánh nặng cho tim. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc điều trị các bệnh lý nguy cơ như: thuốc làm giảm mỡ máu, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống đông máu...
- Phòng ngừa đau thắt ngực ổn định:
Song song với sử dụng thuốc điều trị thì để để phòng đau thắt ngực ổn định, cần phải:
- Điều chỉnh lối sống sinh hoạt cho phù hợp, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.
- Nói không với thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu, bia, cà phê và các chất kích thích.
- Theo dõi và kiểm soát tốt huyết áp, cân nặng, mỡ máu, đường huyết.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lành mạnh với nhiều rau xanh và trái cây tươi, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm giàu chất béo, giảm ngọt.
- Tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày khoảng 30 phút với các môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với thể lực bản thân.
- Tránh stress, lo lắng, căng thẳng; nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc.
Khi thấy các dấu hiệu của đau thắt ngực ổn định, người bệnh nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân của hiện tượng này và có biện pháp can thiệp hợp lý. là lựa chọn đúng đắn để khám và điều trị các bệnh về tim mạch, trong đó có đau thắt ngực.
Tại đây, đội ngũ y bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm, được đào tạo bài bản sẽ khám, chẩn đoán, tư vấn cho người bệnh bằng những phương pháp tiên tiến, hiện đại; thiết bị công nghệ hiện đại, tiên tiến, đảm bảo cho kết quả chính xác nhất.