Đau thắt ngực

Nhận biết giãn tĩnh mạch ở mặt

Suy giãn tĩnh mạch ở mặt còn được gọi là giãn mao mạch ở mặt xảy ra phổ biến ở cả nam và nữ giới. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ khuôn mặt mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

1. Suy giãn tĩnh mạch ở mặt là gì?

Suy giãn tĩnh mạch ở mặt còn được gọi là giãn mao mạch mặt. Đây là hiện tượng trên da mặt xuất hiện các mạch máu nhỏ li ti. Các mạch máu có hình dạng như mạng nhện, màu đỏ, tím hoặc xanh dương. Hiện tượng giãn tĩnh mạch ở mặt xảy ra khi các mạch máu nhỏ bị giãn nở hoặc vỡ ra (có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường).

Giãn mao mạch thường xuất hiện ở những vùng da mỏng trên mặt như suy giãn tĩnh mạch mũi , 2 bên má, 2 bên thái dương, trước xương quai hàm,... Hoặc giãn tĩnh mạch cũng xảy ra ở chân (gần mắt cá chân, sau cẳng chân, bắp chân, trên đùi) - bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới . Làn da bị giãn tĩnh mạch khiến người mắc thiếu tự tin vì nguyên nhân mất thẩm mỹ.

2. Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch ở mặt

Có nhiều nguyên nhân gây giãn mao mạch ở mặt, cụ thể là:

  • Di truyền

Nếu có thành viên trong gia đình bị giãn mao mạch (như cha, mẹ) thì bạn dễ bị giãn mao mạch;

  • Một số bệnh hệ thống

Các bệnh về gan (liên quan tới thói quen uống rượu bia hoặc nhiễm virus), mắc hội chứng Cushing , bệnh xơ cứng bì hệ thống, bệnh viêm bì cơ , lupus ban đỏ thể đĩa, mụn trứng cá đỏ ,... đều có thể gây giãn mao mạch da mặt;

  • Tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời

Tia UV có trong ánh nắng mặt trời có thể tác động tới lớp collagen và elastin dưới da, khiến các mô liên kết này trở nên lỏng lẻo, giảm đàn hồi da, gây giãn mao mạch. Ngoài ra, nhiệt độ cao của ánh nắng mặt trời còn có thể khiến các mạch máu trên da nở rộng và dẫn tới tình trạng giãn tĩnh mạch ở mặt càng nghiêm trọng hơn;

  • Lạm dụng mỹ phẩm hoặc thuốc chứa corticoid

Các thuốc gây giãn mao mạch (tiêu biểu là thuốc chẹn canxi ), sử dụng corticoid trong thời gian dài, tiêm triamcinolone trị sẹo lồi,... hoặc sử dụng mỹ phẩm có chứa corticoid,... đều có thể làm teo da, mỏng da và gây giãn mao mạch da mặt;

  • Rối loạn nội tiết tố

Khi bước vào các giai đoạn như dậy thì, mang thai, sau sinh hoặc tiền mãn kinh, tự thay đổi lượng lớn hormone trong cơ thể phụ nữ có thể khiến mạch máu bị thay đổi, dẫn tới tình trạng giãn mao mạch;

  • Nguyên nhân khác

Lão hóa (khiến làn da mỏng hơn và giảm độ đàn hồi, làm lộ rõ các mạch máu dưới da và gây ra tình trạng giãn mạch); sử dụng các chất kích thích (đặc biệt là rượu bia, thúc đẩy máu lưu thông trong hệ thống mao mạch, dẫn tới hiện tượng giãn mao mạch tạm thời - đỏ mặt khi uống rượu bia); khối u trên da (quá sản tuyến bã, ung thư tế bào đáy, u lympho T ở da,...); sẹo; xạ trị,...

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây suy giãn tĩnh mạch ở mặt

3. Ngăn ngừa suy giãn tĩnh mạch ở mặt như thế nào?

Hiện tượng giãn mao mạch không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến người bệnh trở nên mất tự tin. Tuy nhiên, may mắn là giãn tĩnh mạch ở mặt không gây nguy hiểm hoặc những rủi ro sức khỏe nghiêm trọng. Các biện pháp phòng ngừa giãn mao mạch ở mặt gồm:

  • Không sử dụng các sản phẩm có corticosteroid: Các sản phẩm như kem trộn, kem tẩy trắng, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc có thể có chứa thành phần corticosteroid, dễ làm mỏng da , giãn mao mạch;
  • Chống nắng kỹ càng: Mỗi người nên sử dụng kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF tối thiểu là 30 để có thể bảo vệ tốt làn da trước tác động của ánh nắng mặt trời. Đồng thời, bạn nên chú ý hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 8h sáng đến 4h chiều (đây là thời điểm các tia UV hoạt động mạnh);
  • Dưỡng ẩm da thường xuyên bằng các loại kem dưỡng ẩm phù hợp với làn da;
  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng và hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia,...

Nếu tự ti trước tình trạng giãn tĩnh mạch ở mặt thì bạn có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Hiện có nhiều phương pháp trị liệu cho tình trạng này như dùng thuốc, bôi kem, áp lạnh, trị liệu laser,... Tốt nhất bạn nên đi khám da liễu để xác định tình trạng giãn tĩnh mạch ở mặt và nhận lời khuyên trị liệu phù hợp nhất.

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper