1. Suy tim tâm thu là gì?
Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức tạp, đây là hậu quả của những tổn thương thực thể hay rối loạn chức năng của tim dẫn đến tâm thất không đủ khả năng tiếp nhận máu hoặc tống máu. Theo phân loại, suy tim tâm thu là khi cơ thất không co bóp hiệu quả, phân xuất tống máu thất trái giảm (EF < 40%)
2. Nguyên nhân suy tim tâm thu
Có rất nhiều nguyên nhân gây suy tim tâm thu, cụ thể:
2.1. Bệnh động mạch vành
- Nhồi máu cơ tim
- Thiếu máu cục bộ cơ tim
2.2. Tăng tải áp lực mạn
- Tăng huyết áp
- Bệnh van tim gây tắc nghẽn
2.3. Tăng tải thể tích mạn
- Bệnh van tim gây hở van
- Dòng chảy thông trong tim (trái qua phải)
- Dòng chảy thông ngoài tim
2.4. Bệnh cơ tim giãn không liên quan đến thiếu máu cục bộ
- Rối loạn di truyền hoặc gia đình
- Rối loạn do thâm nhiễm
- Tổn thương do thuốc hoặc nhiễm độc
- Bệnh chuyển hóa
- Do virus hoặc các tác nhân nhiễm trùng khác
2.5. Rối loạn nhịp và tần số tim
- Rối loạn nhịp chậm mãn tính
- Rối loạn nhịp nhanh mạn tính
2.6. Bệnh tim do phổi
- Tâm phế mạn
- Bệnh lý mạch máu phổi
2.7. Rối loạn chuyển hóa
- Cường giáp
- Rối loạn dinh dưỡng (Beriberi)
2.8. Nhu cầu dòng máu thái quá
- Dòng chảy thông động tĩnh mạch hệ thống
- Thiếu máu mạn
Ngoài ra, còn do các tình trạng cung lượng cao
3. Triệu chứng của suy giảm chức năng tâm thu thất
Một số triệu chứng suy giảm chức năng tâm thu thất như sau:
- Mệt hoặc khó thở khi gắng sức.
- Khó thở khi nằm đầu thấp – khó thở phải ngồi.
- Ho khi gắng sức hoặc khi nằm đầu thấp.
- Cơn khó thở kịch phát về đêm.
Ngoài ra, còn một số triệu chứng khác như: phù chân, hồi hộp, hoa mắt, ngất, tiểu đêm và thiểu niệu ...
4. Phân độ suy tim
Có 4 mức độ suy tim theo phân loại của hội tim mạch New York (NYHA):
- Độ I: Không hạn chế vận động của bệnh nhân. Vận động thể lực thông thường không gây mệt, khó thở hay hồi hộp.
- Độ II: Hạn chế nhẹ vận động thể lực của bệnh nhân. Bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi, vận động thể lực thông thường dẫn đến mệt, hồi hộp, khó thở hay đau ngực .
- Độ III: Hạn chế nhiều vận động thể lực của bệnh nhân. Mặc dù bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi nhưng chỉ cần vận động nhẹ đã có triệu chứng cơ năng.
- Độ IV: Không thể thực hiện bất cứ vận động thể lực nào mà không thấy khó chịu. Triệu chứng cơ năng của suy tim xảy ra ngay khi nghỉ ngơi, chỉ một vận động thể lực nhẹ cũng làm triệu chứng cơ năng gia tăng.
5. Kỹ thuật chẩn đoán suy tim tâm thu thất
Các bác sĩ cần hỏi và khám bệnh để có hướng chẩn đoán suy tim. Ngoài ra, người bệnh cần thực hiện thêm các xét nghiệm cận lâm sàng để góp phần xác định chẩn đoán.
5.1. Xét nghiệm đánh giá chức năng tim
- Siêu âm tim
Siêu âm Doppler tim thường được sử dụng để đánh giá chức năng tâm thu thất trái, với các ưu điểm có thể thực hiện tại phòng siêu âm, hoặc thực hiện ngay tại giường bệnh trong trường hợp cấp cứu. Tuy nhiên, kỹ thuật này cũng có nhược điểm là ở những bệnh nhân có thể trạng béo, thành ngực dày chất lượng hình ảnh bị hạn chế.
- Cộng hưởng từ tim
- Xạ tâm thất ký
5.2. Chất chỉ điểm sinh học
Peptide bài niệu (BNP hay NT - proBNP) được xem như chỉ điểm đầu tay trong tiếp cận chẩn đoán suy tim, Chẩn đoán suy tim giai đoạn ổn định được đặt ra khi: BNP > 35 pg/ml hoặc ProBNP > 125 pg/ml. Chẩn đoán đợt cấp của suy tim mạn hoặc suy tim cấp khi: BNP > 100 pg/ml hoặc Pro-BNP > 300 pg/ml.
ST2, Galectin-3 được sử dụng cùng với Peptide bài niệu trong chẩn đoán, theo dõi điều trị và tiên lượng bệnh nhân suy tim. ST2 và Galectin-3 giúp khảo sát tổn thương và sợi hoá cơ tim, từ đó tiên lượng nguy cơ tái nhập viện và tử vong của bệnh nhân suy tim. Hai chất chỉ điểm sinh học mới này có giá trị trong tiên lượng bệnh nhân suy tim nhiều hơn.
5.3. Các thăm dò giúp chẩn đoán, phát hiện yếu tố làm nặng và tiên lượng suy tim
- ECG, phim X-quang ngực thẳng, siêu âm tim
- Xét nghiệm công thức máu , tổng phân tích nước tiểu; điện giải đồ (bao gồm cả Canxi và Magnesium)
- Xét nghiệm đường huyết lúc đói, lipid máu (cholesterol toàn phần, triglyceride, HDL-C, LDL-C)
- Creatinine/huyết thanh (và tính eGFR), men gan, bilirubin, sắt huyết thanh
- TSH, FT4
- Đánh giá tưới máu cơ tim bằng hình ảnh (siêu âm tim, cộng hưởng từ, SPECT)
- MSCT động mạch vành có cản quang hoặc chụp động mạch vành qua thông tim
5. Điều trị suy tim
Bệnh suy tim là căn bệnh không thể điều trị khỏi, theo đó việc điều trị suy tim làm giảm triệu chứng, ngăn suy tim tiến triển, cải thiện tiên lượng sống cho người bệnh. Để đạt những mục tiêu này, người bệnh sẽ được điều trị bằng những phương pháp sau:
5.1. Thay đổi lối sống
- Chế độ ăn uống tốt
- Tập thể dục thường xuyên
- Không hút thuốc lá
5.2. Điều trị thuốc
- Điều trị nguyên nhân: tăng huyết áp, đái tháo đường, điều trị van tim, bệnh mạch vành ...
- Điều trị suy tim với các nhóm thuốc: ức chế men chuyển, ức chế thụ thể, thuốc chẹn beta, lợi tiểu, digoxin ...
5.3. Điều trị bằng thủ thuật và phẫu thuật
- Cấy thiết bị hỗ trợ thất trái
- Cấy máy tái đồng bộ cơ tim
- Kẹp van hai lá
- Ghép tim
- Nhóm 1: Những khách hàng chưa có triệu chứng suy tim nhưng có mắc các bệnh lý về tim mạch khác (tăng huyết áp, đau thắt ngực, tiểu đường, loạn nhịp tim, ... ). Hoặc người ở độ tuổi trung niên (nam ≥ 45 tuổi, nữ ≥ 50 tuổi), đặc biệt là có nghiện thuốc lá, lạm dụng rượu bia hay béo phì.
- Nhóm 2: Những người có các triệu chứng thường gặp của suy tim như hụt hơi, khó thở, ho khan kéo dài, cảm giác như bị suy nhược cơ thể, nặng ngực, hoa mắt, chóng mặt, có cơn ngất xỉu, nhịp tim nhanh, phù, tiểu ít, tức gan, tĩnh mạch cổ nổi căng,...