Hỏi đáp tim mạch

Câu hỏi 74: Tôi bị phù chân khi đứng và đau buốt, tối lại đỡ, như vậy có phải bị bệnh mạch máu không? Tôi phải làm gì?
Photo by ANDREA D'AGOSTINO on Unsplash

Câu hỏi 74: Tôi bị phù chân khi đứng và đau buốt, tối lại đỡ, như vậy có phải bị bệnh mạch máu không? Tôi phải làm gì?

Câu hỏi 74: Tôi bị phù chân khi đứng và đau buốt, tối lại đỡ, như vậy có phải bị bệnh mạch máu không? Tôi phải làm gì? Câu hỏi 74: Tôi bị phù chân khi đứng và đau buốt, tối lại đỡ, như vậy có phải bị bệnh mạch máu không? Tôi phải làm gì?
Về bản chất hiện tượng phù là do nước thoát quản khỏi lòng mạch để ứ đọng ở khoảng gian bào gây phù. Do vậy thực tế thường phát hiện được phù ở các vị trí trên nền xương cứng hoặc nơi mô lỏng lẻo. Trong các bệnh tim mạch, vì lý do nào đó mà tuần hoàn ở hệ tĩnh mạch bị ứ trệ (thường do suy tim bên phải) làm tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch gây hiện tượng nước trong tĩnh mạch ra ngoài gian bào ứ đọng gây phù. Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây phù
Phù quanh mắt cá chân vào buổi tối là biểu hiện của tình trạng giữ muối nước và thường là dấu hiệu của suy tim bên phải (suy tim bên trái hay gây khó thở chứ không gây phù). Hiện tượng này cũng thường gặp ở những người làm việc tĩnh tại, ngồi một chỗ, hay đứng lâu. Tác dụng của trọng lực cùng với thiếu vận động làm cho dòng máu bị ứ trệ ở hai chân và không trở về được tim. Những người mắc chứng giãn tĩnh mạch chi dưới cũng thường có biểu hiện phù quanh mắt cá.
Nguyên nhân chủ yếu tiếp theo gây phù là bệnh lý về thận. Quả thận bị bệnh không đủ khả năng thải trừ gây tích tụ muối nước ở trong cơ thể gây phù. Phù do thận thường gặp phù cả chân cả mặt, và thường vào buổi sáng khi ngủ dậy. Phù cũng có thể là triệu chứng của bệnh lý về gan. Albumin, một chất prôtêin quan trọng do gan sản xuất, có tác dụng giữ nước ở lại trong lòng mạch máu không cho thoát ra các tổ chức xung quanh. Bệnh xơ gan (thường do nghiện rượu), làm giảm khả năng sản xuất albumin của gan, dẫn đến phù do thiếu albumin máu
Triệu chứng bạn vừa mô tả rất có thể là do bệnh lý mạch máu, nhưng cũng có thể do một loạt các nguyên nhân kể trên. Tuy nhiên, bạn luôn phải coi phù là biểu hiện không bình thường và


là dấu hiệu tiềm tàng của bệnh do vậy bạn phải đến khám bác sĩ ngay để tìm ra nguyên nhân của phù và giúp điều trị sớm và đạt hiệu quả nhất.

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper