Suy tim

Cẩn trọng khi sử dụng thuốc lợi tiểu trong điều trị suy thận

Thuốc lợi tiểu là loại thuốc có tác dụng làm tăng đào thải muối và nước ở thận, người bệnh vì thế sẽ đi tiểu tiện nhiều hơn. Thuốc lợi tiểu cũng thường được chỉ định trong điều trị suy thận, đặc biệt là suy thận mạn tính.

Phục hồi chức năng tim mạch cho bệnh nhân suy tim

Bệnh nhân suy tim luôn phải đối mặt với những nguy cơ rủi ro lớn do biến chứng mà bệnh gây ra. Bệnh nhân cần được điều trị tích cực để cải thiện sức khỏe tim mạch. Phục hồi chức năng tim mạch cho bệnh nhân suy tim không chỉ giúp cải thiện sức mạnh tim, tăng sức mạnh và độ bền thể lực mà còn rút ngắn thời gian nằm viện cho bệnh nhân.

Các phương pháp điều trị suy tim giai đoạn 3

1. Các phương pháp điều trị suy tim giai đoạn 3

Các nguyên nhân gây suy tim

Suy tim là vấn đề sức khỏe ngày càng được mọi người quan tâm do tỷ lệ mắc có xu hướng gia tăng và những hệ lụy chúng để lại cho bệnh nhân, gia đình và xã hội không hề nhỏ. Tỷ lệ mắc suy tim ở trên thế giới từ 0,5 – 1,5 % dân số tùy theo nước. Các nước có tỷ lệ mắc suy tim cao là Hoa kỳ, châu Âu, Singapore...Tìm hiểu rõ các nguyên nhân gây suy tim sẽ giúp người bệnh có hướng thăm khám và điều trị kịp thời.

Phát hiện những triệu chứng sớm của suy tim

Bị suy tim là tình trạng bệnh lý khi tim không đủ khả năng bơm để cung cấp máu đảm bảo cho các nhu cầu hoạt động của cơ thể. Người bệnh bị suy tim sẽ suy giảm khả năng hoạt động, suy giảm chất lượng sống, tùy từng mức độ sẽ cần sự hỗ trợ khác nhau. Những người bị suy tim cấp độ 4 hay suy tim giai đoạn cuối sẽ đứng trước nguy cơ tử vong cao do các rối loạn nhịp và các đợt suy tim mất bù. Suy tim được chia làm hai loại là suy tim cấp tính và mạn tính. Mặc dù suy tim là chặng đường cuối của các bệnh lý tim mạch nhưng có một số trường hợp nếu được phát hiện sớm triệu chứng suy tim và điều trị đúng cách có thể khỏi hoàn toàn. Nếu nguyên nhân suy tim do hẹp hở van tim nếu điều trị thay van tim sớm người bệnh có thể phục hồi hoàn toàn hay trong bệnh lý tim bẩm sinh nếu được phẫu thuật sớm... Các trường hợp bị suy tim do bệnh lý mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm cơ tim... bệnh sẽ khó khỏi hoàn toàn khi đã có sự thay đổi cấu trúc tim. Nếu cơ thể có những dấu hiệu dưới đây, hãy lưu ý vì đó có thể là những triệu chứng suy tim lâm sàng: Xuất hiện các cơn khó thở cấp tính xuất hiện Ran rõ ở hai bên thùy phổi Áp lực tĩnh mạch cảnh tăng Da xanh nhợt nhạt Việc vận động thể lực bị hạn chế Hai chi dưới phù, trắng mềm, khi ấn vào bị lõm Tăng cân Ngoài ra, triệu chứng suy tim còn có thể được phát hiện qua các kết quả xét nghiệm. Những xét nghiệm dưới đây cho phép phát hiện triệu chứng suy tim cận lâm sàng: Hình ảnh tim to khi quan sát kết quả chụp X-quang Ure và creatinin tăng là các biểu hiện suy thận gián tiếp có thể xảy ra do suy tim Để kiểm soát bị suy tim và hạn chế nguy cơ chuyển biến thành suy tim giai đoạn cuối, mọi người cần phải: Thay đổi chế độ ăn uống: Nên ăn rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo, cá, thịt nạc, thịt gia cầm, trứng, các loại thịt có màu đỏ, sản phẩm từ đậu nành và dầu thực vật. Không nên ăn thức ăn mặn, mỡ động vật, thực phẩm đã qua tinh chế hay chế biến sẵn. Bỏ rượu, các đồ uống có chất kích thích như chè, cà phê, bỏ thuốc lá. Thay đổi chế độ sinh hoạt: Tập thể dục đều đặn thói tập thể dục sẽ giúp tăng lưu thông máu và ngăn ngừa cục máu đông. Tùy theo giai đoạn bệnh và tình trạng sức khỏe, có thể chọn các môn tập vừa sức như đi bộ, ngồi thiền, đạp xe...Người bệnh suy tim giai đoạn cuối nên vận động nhẹ nhàng, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi không vận động quá sức. Điều trị bằng thuốc: Thuốc lợi tiểu, thuốc trợ tim, thuốc giãn mạch, thuốc chống đông máu... Điều trị can thiệp và phẫu thuật tim mạch : Khi tình trạng bị suy tim nặng lên, không đáp ứng với điều trị bằng thuốc phẫu thuật ghép tim là bước cuối cùng trong điều trị suy tim.

Bệnh lý suy tĩnh mạch và các biện pháp điều trị

Suy tĩnh mạch là để chỉ những trường hợp máu tĩnh mạch không theo đường chảy bình thường mà trào ngược lại ngoại biên vốn đã bị ứ huyết. Nếu không điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper