Đau thắt ngực

Các dấu ấn tim trong chẩn đoán sớm hội chứng mạch vành cấp

Khi cơn đau thắt ngực không ổn định xuất hiện, người bệnh cần sớm được chẩn đoán là do hội chứng mạch vành cấp gây ra hay không. Hiện nay, các dấu ấn sinh học cơ tim là xét nghiệm quan trọng cho phép chẩn đoán sớm hội chứng mạch vành cấp.

1. Tổng quan về hội chứng mạch vành cấp

Hội chứng mạch vành cấp là một trong những nguyên nhân gây tử vong liên quan đến bệnh lý tim mạch . Trong một khoảng thời gian ngắn, hội chứng mạch vành cấp có thể xảy ra dưới hai dạng là cơn nhồi máu cơ tim cấp hoặc cơn đau thắt ngực không ổn định.

  • Cơn đau thắt ngực không ổn định: Nguyên nhân gây ra cơn đau thắt ngực không ổn định chủ yếu là do các mảng xơ vữa trong lòng mạch bị bong tróc, làm tắc nghẽn không hoàn toàn động mạch vành và dẫn đến lượng máu nuôi tim bị giảm, làm thiếu oxy và chất dinh dưỡng nuôi tim, khiến cơ tim hoạt động không hiệu quả. Trong khi cơn đau thắt ngực không ổn định xảy ra khi cơ thể đang ngủ hoặc nghỉ ngơi thì cơn đau thắt ngực ổn định chỉ xuất hiện khi cơ thể gắng sức.
  • Nhồi máu cơ tim cấp: Nhồi máu cơ tim cấp xảy ra khi cơ tim bị hoại tử, có hai dạng là nhồi máu cơ tim cấp có tăng sóng ST và không tăng sóng ST trên điện tâm đồ Dựa vào các triệu chứng lâm sàng, đo điện tâm đồ và các dấu ấn tim có thể chẩn đoán sớm nhồi máu cơ tim cấp . Tuy nhiên, nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh trên điện tâm đồ (hay còn gọi là nhồi máu cơ tim thầm lặng) gặp khó khăn trong chẩn đoán hơn. Hiện nay, các dấu ấn sinh học cơ tim đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán phát hiện sớm cơn nhồi máu cơ tim cấp do xét nghiệm này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao.

2. Các dấu ấn tim trong chẩn đoán sớm hội chứng mạch vành cấp

2.1 Các dấu ấn tim

Trên lâm sàng, các dấu ấn sinh học cơ tim được dùng để chẩn đoán sớm hội chứng mạch vành cấp gồm có:

  • Các troponin: Các troponin gồm có troponin C, troponin I và troponin T, là phức hợp protein có trong cơ tim và cơ vân. Trong đó, ở cơ tim có nhiều troponin T và troponin I (TnT và TnI). Khi tế bào cơ tim bị tổn thương sẽ giải phóng TnT và TnI vào trong máu, vì vậy chúng là dấu ấn sinh học cơ tim quan trọng trong chẩn đoán, phát hiện cơ tim bị tổn thương. Tuy nhiên, hiện nay hs-TnT và hs-TnI được sử dụng nhiều hơn vì có độ nhạy cao hơn. Giá trị trung bình của hsTnT là 17pg/mL (từ 14-19 pg/mL), trong đó đối với nam là 18,6 pg/mL (từ 17-25pg/mL) và nữ là 12 pg/mL; giá trị trung bình của hsTnI ở nam là 2,5 pg/mL (từ 1,9-3,4 pg/mL), nữ là 1,7 pg/mL (từ 1,4-3,4 pg/mL).
  • CK-MB: CK (viết tắt của creatine kinase) là enzym có nhiều trong cơ, đóng vai trò co cơ. CK-MB là một trong ba iso-enzyme có ở tim khi kết hợp 2 tiểu đơn vị M và B với nhau (ngoài ra còn có CK-MM và CK-BB). Khi có dấu hiệu hoại tử, cơ tim sẽ giải phóng CK-MB vào trong máu, vì vậy CK-MB cũng được xem là một trong những dấu ấn sinh học cơ tim giúp phát hiện cơ tim bị tổn thương. Giá trị CK-MB ở người bình thường nằm trong khoảng 0,6-6,3 ng/mL.
  • Myoglobin: Myoglobin là một protein ở cơ xương và tim, không tồn tại ở mô cơ. Khi cơ tim bị tổn thương, myoglobin nhanh chóng được giải phóng, vì vậy myoglobin được xem là một trong những dấu ấn tim quan trọng trong chẩn đoán sớm nhồi máu cơ tim cấp . Có thể kết hợp hoặc thay thế myoglobin với/bằng troponin T hoặc troponin I vì myoglobin cũng có ở cơ vân. Giá trị bình thường của myoglobin là từ 0-85 ng/mL.
  • H-FABP: H-FABP (Heart-type fatty acid-binding protein) là một loại protein gắn axit béo của tim có nhiều ở cơ tim nhưng ít có ở cơ vân. Khi có tổn thương cơ tim xảy ra, cơ tim giải phóng H-FABP vào máu và do đó H-FABP cũng là một dấu ấn tim được dùng để chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp . H-FABP đặc biệt quan trọng khi các dấu ấn tim khác là TnT, TnI không tăng. Giá trị bình thường của H-FABP là <5,6 ng/mL.

Xem thêm: Chẩn đoán và điều trị hội chứng mạch vành cấp

Đường biểu diễn đường cong ROC của các dấu ấn trong vòng 24 giờ đầu sau khởi phát

2.2 Đặc điểm của các dấu ấn sinh học cơ tim

  • Các troponin (troponin I và troponin T): Các troponin tăng chậm và có độ đặc hiệu cao, bắt đầu tăng lên trong máu từ 3 - 6 giờ, tăng cao nhất từ 14 - 18 giờ (troponin I) và 10 - 48 giờ (troponin T), trở về mức bình thường trong khoảng 5 - 10 ngày (troponin I) và 10 - 15 ngày (troponin T).
  • CK-MB: Dấu ấn tim CK-MB tăng chậm và có độ đặc hiệu cao, bắt đầu tăng lên trong máu từ 3 - 8 giờ, tăng cao nhất từ 9 - 24 giờ, trở về mức bình thường trong khoảng 48 - 72 giờ.
  • Myoglobin: Myoglobin tăng sớm và có độ đặc hiệu thấp, bắt đầu tăng lên trong máu từ 1 - 3 giờ, tăng cao nhất từ 5 - 8 giờ, trở về mức bình thường trong khoảng 16 - 24 giờ.
  • H-FABP: H-FABP tăng sớm bắt đầu sau 30 phút, tăng cao nhất từ 6 - 12 giờ, trở về mức bình thường trong khoảng 24 giờ.

2.3 Các dấu ấn tim được chỉ định trong những trường hợp nào?

Các dấu ấn tim được chỉ định thực hiện khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ hội chứng mạch vành cấp như sau:

  • Đau ngực: Các cơn đau ngực thường xuất hiện một cách đột ngột với mức độ dữ dội khác nhau tùy vào từng người. Sau khi xuất hiện ở ngực, cơn đau có thể từ từ lan dần lên hai vai, cánh tay, vùng cổ và hàm. Tuy nhiên, không phải hầu hết trường hợp đau thắt ngực là nhồi máu cơ tim cấp .
  • Các triệu chứng khác: Ngoài đau thắt ngực , người bệnh còn cảm thấy khó thở, buồn nôn hoặc nôn, chóng mặt, đau đầu, ra nhiều mồ hôi, đầy bụng, có cảm giác muốn đại tiện, ...

3. Vai trò của các dấu ấn tim trong chẩn đoán sớm hội chứng mạch vành cấp

Hiện nay, các dấu ấn tim đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán sớm hội chứng mạch vành cấp, vì:

  • Người bệnh hầu như không có triệu chứng điển hình của hội chứng mạch vành cấp, trừ các cơn đau ngực do hội chứng gây ra.
  • Phương pháp điện tâm đồ không có giá trị chẩn đoán sớm do độ nhạy thấp, đặc biệt, một số trường hợp bệnh nhân không chẩn đoán được mặc dù đã thực hiện điện tâm đồ. Bên cạnh đó, cơn nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên có thể được phát hiện bằng điện tâm đồ. Tuy nhiên, đối với nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh lên, hay cơn đau thắt ngực không ổn định phải thực hiện dấu ấn tim mới xác định được, bởi các giá trị này tăng lên rõ rệt với độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
  • Đối với bệnh nhân lớn tuổi, đau ngực kèm theo khó thở gây khó khăn trong chẩn đoán. Vì vậy, dấu ấn tim là xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán sớm hội chứng mạch vành cấp.

Hội chứng nhồi máu cơ tim cấp không tăng sóng ST trên kết quả điện tâm đồ

Các dấu ấn tim gồm các troponin, CK-MB, myoglobin và H-FABP là những chỉ điểm sinh học quan trọng cho phép chẩn đoán sớm hội chứng mạch vành cấp, một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất hiện nay liên quan đến bệnh lý tim mạch.

  • Đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm : y bác sĩ có trình độ từ Thạc sĩ đến Giáo sư, Tiến sĩ, có uy tín trong điều trị nội khoa, ngoại khoa, thông tim can thiệp, được đào tạo chuyên sâu trong nước & nước ngoài. Đặc biệt, được công nhận là chuyên gia đầu tiên và duy nhất của Việt Nam được trao chứng chỉ “Proctor” về TAVI.
  • Trang thiết bị tối tân, sánh ngang với các bệnh viện lớn trên thế giới : Phòng mổ hiện đại nhất trên thế giới ; Máy chụp cộng hưởng từ không tiếng ồn hiện đại nhất Đông Nam Á; Máy CT có tốc độ chụp siêu nhanh chỉ 0,275s/vòng mà không cần sử dụng thuốc hạ nhịp tim; hệ thống PET/CT và SPECT/CT 16 dãy giúp phát hiện sớm những tổn thương của cơ quan tim mạch ngay cả khi chưa có triệu chứng bệnh.
  • Ứng dụng các kỹ thuật tim mạch chuyên sâu tiên tiến nhất trên thế giới trong điều trị: Mổ tim hở không đau ; Can thiệp động mạch chủ qua da không gây mê toàn thân; Điều trị hở van 2 lá qua đường ống thông có tỉ lệ thành công 95%; Cấy ghép tim nhân tạo hỗ trợ tâm thất cho bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối kéo dài cuộc sống chất lượng trên 7 năm.
  • Hợp tác với các Trung tâm tim mạch hàng đầu Việt Nam và thế giới như : Viện Tim mạch quốc gia, Bộ môn Tim mạch Đại học Y Hà Nội, Đại học Paris Descartes - Bệnh viện Georges Pompidou (Pháp), Đại học Pennsylvania (Hoa Kỳ)... với mục đích cập nhật các phương pháp điều trị tim mạch hiện đại nhất trên thế giới.

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper