1. Nhịp tim chậm là bệnh gì?
Tim có bộ máy phát nhịp với vai trò để duy trì hoạt động tim ổn định, nhịp nhàng. Bộ máy phát nhịp và dẫn nhịp này bao gồm nút xoang, nút nhĩ thất, bó His cùng mạng lưới Purkinje. Nút xoang có nhiệm vụ làm chủ nhịp tim, phát xung động khoảng 60 - 100 lần/phút. Tim được co bóp nhịp nhàng nhờ vào quá trình xung động dẫn truyền đến nút nhĩ thất rồi đến bó His và mạng lưới Purkinje sau đó là lan ra khắp quả tim.
Ở người trưởng thành, thông thường nhịp tim đập khoảng 60 – 100 lần/phút khi nghỉ ngơi.
Vì vậy, nhịp tim chậm sẽ rơi vào mức dưới 60 lần/phút. Đối với đối tượng trẻ em và trẻ sơ sinh thì nhịp tim sẽ thay đổi dần theo độ tuổi. Trẻ càng nhỏ thì nhịp tim sẽ càng nhanh, cụ thể ở trẻ sơ sinh, nhịp tim bình thường dao động từ 120 - 160 lần/phút. Vì vậy khi trẻ sơ sinh có nhịp tim dưới 100 lần/phút tức nhịp tim bị chậm.
Trong một số trường hợp sau, nhịp tim có thể đập thấp hơn 60 lần/phút nhưng không đáng lo ngại:
- Đang ngủ sâu giấc
- Đang vận động thể chất
Với những trường hợp trên, nếu tình trạng tim đập chậm hơn thường không đáng lo ngại. Nếu không rơi vào các trường hợp trên mà nhịp tim chậm là dấu hiệu cơ thể đang mắc một hoặc nhiều bệnh liên quan tới tim mạch.
2. Đối tượng nào có nguy cơ cao mắc tim đập chậm
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc tim đập chậm:
- Người cao tuổi
- Người bị cao huyết áp , đái tháo đường ,...
- Người có thói quen hút thuốc lá, nghiện rượu bia lâu năm,...
- Sử dụng thuốc điều trị như digoxin, thuốc chống loạn nhịp tim,... thời gian dài mà không kiểm tra thường xuyên
3. Nguyên nhân gây nhịp tim chậm
Một số nguyên nhân dẫn đến nhịp tim chậm:
- Mắc bệnh tim bẩm sinh
- Tim thiếu máu cục bộ
- Bị ngộ độc do hóa chất hoặc thảo dược
- Bị nhồi máu cơ tim cấp
- Bị tổn thương hệ dẫn truyền
- Do ảnh hưởng từ việc sử dụng thuốc
- Người bị mắc rối loạn chuyển hóa như: Tan máu , tăng/hạ kali máu, suy giáp , giảm oxy máu,...
Nhịp tim chậm do bệnh lý sẽ khiến cung lượng tim bị giảm, máu lên não và những cơ quan khác cũng bị giảm đi sẽ khiến cơ thể bị mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, suy tim, gây ngất, thậm chí là đột tử.
4. Chẩn đoán bệnh nhịp tim chậm bằng các kỹ thuật y tế nào?
Để chẩn đoán bệnh nhịp tim chậm , ngoài đánh giá qua các dấu hiệu lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện 1 số xét nghiệm để đưa ra kết luận chính xác nhất:
- Điện tâm đồ (Electrocardiogram – ECG)
Đây là 1 đồ thị ghi lại những thay đổi của dòng điện bên trong tim. Tim co bóp theo từng nhịp và được điều khiển bởi hệ thống dẫn truyền trong cơ tim.
Những dòng điện của tim rất nhỏ, chỉ khoảng một phần nghìn volt tuy nhiên có thể dò ra được từ các cực điện đặt ở trên tay, chân và ngực của bệnh nhân truyền đến máy ghi. Máy ghi điện sẽ khuếch đại tín hiệu lên, ghi lại trên điện tâm đồ.
Khi nhịp tim chậm, khả năng dẫn truyền điện của cơ tim sẽ thay đổi. Sự thay đổi bất thường này khi làm chỉ định điện tâm đồ sẽ được ghi nhận lại. Đây chính là một trong những yếu tố tạo nên giá trị quan trọng của phương pháp điện tâm đồ cận lâm sàng này.
Điện tâm đồ được đánh giá là phương pháp đơn giản, nhanh chóng, không phức tạp nhưng hiệu chính xác cao, vì vậy đây là chỉ định phải thực hiện đầu tiên. Trên điện tim ghi lại được sẽ giúp giúp xác định được nhịp tim, biểu hiện bệnh tim thiếu máu, bệnh block nhĩ thất hay dấu hiệu bị ngộ độc digoxin,...
- Holter điện tim
Holter điện tâm đồ là một thiết bị số nhỏ và nhẹ. Để đeo máy người ta sẽ đặt miếng dán điện cực nhỏ dính lên ngực bệnh nhân. Các miếng dán điện cực kết nối với một dây dẫn đến holter để máy nhận được các tín hiệu điện tạo ra từ mỗi nhịp đập của tim. Kỹ thuật này không hề gây đau đớn hoặc khó chịu trong quá trình đeo máy mà vẫn hiệu quả cao.
Bác sĩ sẽ quan sát, theo dõi điện tim sau 24h bệnh nhân đeo để giúp xác định những bất thường của nhịp tim, chẩn đoán suy nút xoang,...
- Siêu âm tim
Đây là một trong những phương pháp thăm dò không xâm lấn, không hề gây đau hay gây hại cho sức khỏe con người. Dùng kĩ thuật siêu âm, bác sĩ sẽ theo dõi nhịp tim, cấu trúc, kích thước và chức năng của tim thông qua hình ảnh được ghi lại.
5. Làm thế nào để duy trì nhịp tim ổn định?
Tùy tình trạng, mức độ bệnh nhịp tim chậm , bác sỹ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc, đặt máy tạo nhịp tim,...
Người bệnh cần chú ý theo dõi sức khỏe bản thân, nên:
- Tránh căng thẳng đầu óc, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực – đây là những nguyên nhân chính gây ảnh hưởng tới hoạt động của tim và huyết áp
- Chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung nhiều chất xơ , rau xanh, hoa quả, hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ, chiên xào vì chứa nhiều cholesterol
- Kiểm soát cân nặng, tập thể dục bằng các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể lực bản thân
- Không nên hút thuốc, uống rượu, uống cà phê – đây là những chất kích thích gây hại tới sức khỏe, đặc biệt với tim mạch.
- Đi khám sức khỏe tổng quát thường xuyên để kịp thời phát hiện.
- Gói khám sức khỏe tổng quát Vip
- Gói khám sức khỏe tổng quát đặc biệt
- Gói khám sức khỏe tổng quát tiêu chuẩn
Kết quả khám của người bệnh sẽ được trả về tận nhà. Sau khi nhận được kết quả khám sức khỏe tổng quát, nếu phát hiện các bệnh lý cần khám và điều trị chuyên sâu, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ từ các chuyên khoa khác ngay tại Bệnh viện với chất lượng điều trị và dịch vụ khách hàng vượt trội.