Bệnh tiểu đường

Bật mí 7 sự thật về tác hại của rượu đối với bệnh nhân đái tháo đường típ 2
CDC on Unsplash

Bật mí 7 sự thật về tác hại của rượu đối với bệnh nhân đái tháo đường típ 2

Trong các buổi tiệc tùng, bạn thường khó từ chối việc uống rượu bia với bạn bè, đối tác hay đồng nghiệp. Tuy nhiên, nếu mắc đái tháo đường típ 2, bạn cần hạn chế sử dụng loại thức uống này vì tác dụng của rượu đối với bệnh nhân đái tháo đường típ 2 không hề nhỏ.

Trong các buổi tiệc tùng, bạn thường khó từ chối việc uống rượu bia với bạn bè, đối tác hay đồng nghiệp. Tuy nhiên, nếu mắc đái tháo đường típ 2, bạn cần hạn chế sử dụng loại thức uống này vì tác dụng của rượu đối với bệnh nhân đái tháo đường típ 2 không hề nhỏ.

Người đái tháo đường cần thận trọng tránh xa bia rượu vì những tác hại của bia rượu đối với bệnh nhân đái tháo đường nặng nề hơn người bình thường rất nhiều. Bia rượu làm tăng biến chứng của bệnh đái tháo đường, làm hạn chế khả năng điều hòa đường huyết của gan, tương tác với một số thuốc điều trị bệnh đái tháo đường. Sau đây là một vài điểm cần lưu ý về rượu khi bạn là một người bệnh đái tháo đường:

1. Rượu tương tác với một số thuốc điều trị đái tháo đường

Tác hại đầu tiên của rượu đối với bệnh nhân đái tháo đường là rượu có thể làm tăng hoặc giảm đường huyết quá mức tùy theo lượng rượu uống vào. Một số loại thuốc viên điều trị đái tháo đường típ 2 có tác dụng kích thích tế bào tụy tiết insulin như nhóm sulphonylureas và megglitinides khi dùng chung với rượu có thể gây hạ đường huyết quá mức, nếu không phát hiện để cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong.

2. Rượu làm giảm khả năng hoạt động của gan

Gan là cơ quan tổng hợp đường glucose trong máu thành dạng glycogen dự trữ. Khi ngủ đêm hay nhịn đói, cơ thể sẽ ly giải glycogen thành glucose để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Khi bạn uống rượu, gan phải làm việc quá sức để loại trừ rượu ra khỏi cơ thể thay vì tổng hợp glycogen, từ đó lượng glycogen bị giảm. Do đó, đừng nên uống rượu khi mức đường huyết thấp.

3. Đừng bao giờ uống rượu khi bụng đói

Thức ăn sẽ hấp thu chậm hơn khi trong máu có rượu, cộng thêm việc rượu làm giảm khả năng tổng hợp và ly giải glycogen của gan sẽ làm cho bạn bị hạ đường huyết nguy hiểm. Hãy ăn một bữa ăn nhẹ có chứa tinh bột trước khi bạn uống rượu bia.

4. Luôn đo đường huyết trước khi uống rượu

Một trong những tác hại của rượu đối với bệnh nhân đái tháo đường là rượu làm giảm khả năng ly giải glucose ở gan. Để tránh hạ đường huyết khi uống rượu không may quá chén, bạn hãy đo đường huyết trước khi dùng rượu để bảo đảm đường huyết của mình không quá thấp.

5. Rượu có thể gây ra cơn hạ đường huyết

Trong vòng vài phút đến khoảng 12 giờ sau khi uống rượu, bạn có thể bị hạ đường huyết nếu trước đó bạn nhịn đói hoặc dùng thuốc hạ đường huyết.

6. Uống rượu chậm từ từ tốt hơn uống nhanh, nhiều

Uống rượu chậm, vừa phải giúp gan có thời gian chuyển hóa thải bớt các chất chuyển hóa từ rượu ra khỏi cơ thể. Uống một lượng rượu quá nhanh, quá nhiều có thể gây ra ngộ độc rượu và hạ đường huyết. Điều nguy hiểm là nếu hạ đường huyết không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Hãy nhớ rằng trong tiệc rượu không ai nghĩ bạn đang bị hạ đường huyết, mọi người tưởng bạn đang say rượu.

7. Cần biết giới hạn của bản thân

Không phải bị đái tháo đường là bạn tuyệt đối không được uống một giọt rượu bia nào đến cuối đời. Đôi khi bạn không thể tránh khỏi một buổi tiệc có rượu bia khi giao tiếp với bạn bè hay đối tác kinh doanh. Biết giới hạn của bản thân, biết dừng đúng lúc sẽ giúp bạn thoát khỏi các biến chứng. Hãy trao đổi thêm với bác sĩ loại rượu và lượng rượu bạn có thể uống một cách an toàn. Thông thường một ly vang đỏ mỗi ngày là vừa đủ cho nam và nữ.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 8 cách giúp bạn giải rượu tự nhiên mà hiệu quả
  • Thay đổi cách sống, giảm rủi ro: 7 lời khuyên giúp bạn phòng ngừa bệnh đái tháo đường
  • Chế độ ăn dành cho phụ nữ đái tháo đường mang thai

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper