Bệnh tiểu đường

Phụ nữ bị tiểu đường: Những nỗi lo bất tận
Photo by Christina @ wocintechchat.com on Unsplash

Phụ nữ bị tiểu đường: Những nỗi lo bất tận

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) có thể xảy ra với tất cả mọi người, bất kể giới tính, tuổi tác. So với nam giới, số phụ nữ mắc đái tháo đường không phải là cao hơn. Tuy nhiên, phụ nữ mắc đái tháo đường  gặp phải các vấn đề riêng biệt không gặp ở nam giới.

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) có thể xảy ra với tất cả mọi người, bất kể giới tính, tuổi tác. So với nam giới, số phụ nữ mắc đái tháo đường không phải là cao hơn. Tuy nhiên, phụ nữ mắc đái tháo đường  gặp phải các vấn đề riêng biệt không gặp ở nam giới.

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy sự khác biệt về tác động của bệnh tiểu đường đối với phụ nữ so với nam giới. Một trong những khác biệt chính là cách bệnh được chẩn đoán. Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở nam giới thường xuất hiện sớm và dễ nhận biết hơn. Ở phụ nữ, dấu hiệu bệnh khó được chẩn đoán hơn, nguy cơ dẫn đến biến chứng về sức khỏe cũng vì vậy cao hơn.

Nghiên cứu tiến hành trên 1.297 nam giới và 1.168 phụ nữ mắc bệnh tiểu đường được đăng trên tạp chí Nutrition, Metabolism & Cardiovascular Diseases cũng cho thấy, phụ nữ có tỷ lệ béo phì, huyết áp cao và cholesterol cao hơn nam giới. Hơn nữa, mức đường trong máu ở phụ nữ cũng khó kiểm soát hơn.

Ngoài ra, tiểu đường cũng là thủ phạm chính gây nên những nỗi lo sau đây ở phụ nữ.

Bệnh tim

Nhìn chung, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường phải đối mặt với nguy cơ tim mạch cao hơn nhiều so với nam giới. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh mạch vành gấp đôi so với nam giới cũng mắc bệnh tiểu đường.

Ở phụ nữ bị tiểu đường, bệnh tim là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Khi một người phụ nữ bị tiểu đường, nguy cơ mắc bệnh mạch vành nặng cao hơn 50% so với nam giới mắc bệnh tiểu đường. 

Các vấn đề về nội tiết

Rất nhiều phụ nữ bị tiểu đường mắc phải các vấn đề về nội tiết và chuyện chăn gối. Các vấn đề có thể bao gồm giảm ham muốn do trầm cảm, mệt mỏi cũng như đau đớn khi quan hệ do âm đạo bị khô.

Không chỉ ảnh hưởng đến cảm xúc, hormone cũng có thể tác động đến cách người phụ nữ kiểm soát bệnh tiểu đường. Mức estrogen thấp hơn và những thay đổi về giấc ngủ, đặc biệt trong thời kỳ mãn kinh, có thể làm cho lượng đường trong máu biến đổi và trở nên khó kiểm soát hơn.

Nguy cơ trầm cảm

Những người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ bị trầm cảm nhiều hơn những người bình thường khác. Và nguy cơ này thậm chí tăng cao hơn nếu bạn là phụ nữ. Theo thống kê, tỷ lệ trầm cảm ở nữ cao gấp đôi so với nam giới, do sự thay đổi hormone nữ và trách nhiệm trong công việc cũng như cuộc sống gia đình.

Phụ nữ mang thai, thai nhi sẽ gặp nhiều vấn đề sức khỏe

Bạn bị tiểu đường và có kế hoạch mang thai? Tốt nhất, bạn nên khám bác sĩ trước. Bạn cần một kế hoạch để giữ mức đường trong máu luôn trong mức an toàn. Mức đường trong máu cao, nhất là trong giai đoạn đầu của thai kỳ, có thể làm tăng nguy cơ thai nhi dị tật bẩm sinh.

Mức đường huyết trong máu tăng cao cũng làm tăng nguy cơ trẻ sơ sinh bị vàng da và hạ đường huyết sau khi sinh. Hơn nữa, thai phụ bị tiểu đường thai kỳ cũng có nguy cơ sinh khó do thai lớn.

Bệnh tiểu đường có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như cuộc sống của người phụ nữ. Bạn nên có kế hoạch chủ động phòng ngừa cũng như kiểm soát bệnh từ sớm: Loại bỏ những thói quen xấu, tăng cường tập thể dục, đồng thời kết hợp với một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý.

Đừng để tiểu đường ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, con bạn hay gia đình bạn. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình ngay hôm nay.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Bật mí mối quan hệ giữa mật ong và bệnh tiểu đường
  • 12 yếu tố hàng đầu làm gia tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2
  • 4 điều bạn thường lầm tưởng về tiểu đường tuýp 2

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper