Bệnh tiểu đường

Bệnh võng mạc tiểu đường

Bệnh võng mạc tiểu đường

Tiểu đường có thể gây hại cho mắt. Nó có thể làm tổn thương các mạch máu nhỏ ở võng mạc, phần sau của mắt, được gọi là bệnh võng mạc tiểu đường.

Tiểu đường có thể gây hại cho mắt. Nó có thể làm tổn thương các mạch máu nhỏ ở võng mạc, phần sau của mắt, được gọi là bệnh võng mạc tiểu đường.

Bệnh võng mạc tiểu đường là gì?

Bệnh võng mạc tiểu đường là một thuật ngữ chung mô tả bất kỳ vấn đề của võng mạc gây ra do tiểu đường. Trong thể không tăng sinh, các mao mạch ở phía sau của mắt phì đại và tạo thành các túi. Điều này có thể dẫn đến sưng và chảy máu. Nó cũng có thể diễn tiến tới thể tăng sinh. Đây là thể mà các mạch máu của võng mạc bị tổn thương đến mức teo lại và buộc các mạch máu mới phải hình thành. Những mạch máu mới sẽ yếu và dễ chảy máu.

Ai có thể có biến chứng này?

Bệnh võng mạc tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính gây mù lòa ở người bệnh tiểu đường từ 20 dến 74 tuổi. Các rối loạn có thể phát triển ở bất cứ người nào bị tiểu đường tuýp 1 hoặc 2. Bị tiểu đường càng lâu và ít kiểm soát đường huyết càng kém, bạn càng có nhiều khả năng phát triển biến chứng mắt này. Khoảng 40–45% bệnh nhân tiểu đường mắc bệnh võng mạc tiểu đường ở mức độ khác nhau.

Các triệu chứng của bệnh võng mạc tiểu đường là gì?

Bạn có thể không có triệu chứng trong giai đoạn đầu của bệnh võng mạc tiểu đường. Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Thấy đốm hoặc chuỗi mờ trôi nổi trong tầm nhìn của mắt bạn
  • Mắt mờ
  • Tầm nhìn dao động
  • Nhìn màu sắc kém
  • Thấy vùng tối hoặc trống trong tầm nhìn mắt bạn
  • Không nhìn thấy gì cả

Bệnh võng mạc tiểu đường thường ảnh hưởng đến cả hai mắt.

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu mới có các triệu chứng sau đây hoặc các triệu chứng dần nặng hơn:

  • Bạn không nhìn thấy rõ trong ánh sáng mờ
  • Bạn có điểm mù
  • Bạn nhìn đôi (nhìn thấy hai hình ảnh của một vật)
  • Tầm nhìn của bạn bị mờ và bạn không thể tập trung
  • Bạn bị đau ở một mắt
  • Bạn bị đau đầu
  • Bạn thấy điểm mờ trôi nổi
  • Bạn không thể nhìn thấy mọi thứ ở hai bên
  • Bạn thấy bóng tối.

Tại sao bạn bị bệnh võng mạc tiểu đường?

Theo thời gian, quá nhiều đường trong máu có thể dẫn đến tắc nghẽn các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng võng mạc, cắt đứt nguồn cung cấp máu. Kết quả là, mắt cố gắng phát triển các mạch máu mới. Tuy nhiên, những mạch máu mới không phát triển đúng cách và có thể rò rỉ một cách dễ dàng.

Có hai loại bệnh võng mạc tiểu đường:

Bệnh võng mạc tiểu đường không tăng sinh

Thể này phổ biến hơn, các mạch máu mới không phát triển (tăng sinh). Khi bạn bị bệnh võng mạc tiểu đường không tăng sinh, các thành của mạch máu trong võng mạc yếu đi. Các túi phình (vi phình mạch) nhô ra từ thành của các mạch nhỏ hơn, đôi khi bị rò rỉ dịch và máu vào võng mạc. Các mạch máu võng mạc lớn hơn có thể bắt đầu giãn ra và trở nên không đều. Bệnh võng mạc tiểu đường không tăng sinh có thể tiến triển từ nhẹ đến nặng, khi nhiều mạch máu bị tắc nghẽn hơn.

Các sợi thần kinh trong võng mạc có thể bắt đầu sưng lên. Đôi khi phần trung tâm của võng mạc (điểm vàng) bắt đầu sưng (phù hoàng điểm), rối loạn đó yêu cầu phải điều trị.

Bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh

Bệnh võng mạc tiểu đường có thể tiến triển đến thể nghiêm trọng hơn này. Trong thể này, các mạch máu bị tổn thương đóng kín, gây ra sự hình thành các mạch máu mới, bất thường ở võng mạc, và có thể rò rỉ vào trong một khối chất trong suốt, dạng thạch nằm ở trung tâm mắt bạn (dịch kính).

Cuối cùng, mô sẹo được kích thích bởi sự tăng trưởng của mạch máu mới có thể làm cho võng mạc tách ra khỏi mặt sau của mắt. Nếu các mạch máu mới gây trở ngại cho dòng chảy bình thường của dịch ra khỏi mắt, áp lực có thể tích tụ trong nhãn cầu. Điều này có thể làm tổn thương các dây thần kinh mang hình ảnh từ mắt bạn đến não bộ (dây thần kinh thị giác), dẫn đến bệnh tăng nhãn áp.

Làm thế nào bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh này?

Cách chẩn đoán bệnh võng mạc tiểu đường tốt nhất là khám mắt với thuốc giãn đồng tử. Đối với phương pháp này, bạn được nhỏ thuốc vào mắt làm mở to (giãn) đồng tử của bạn để cho phép bác sĩ kiểm tra trong mắt tốt hơn. Thuốc nhỏ mắt có thể khiến thị lực gần bị mờ cho đến khi chúng khô đi trong vài giờ sau đó.

Ngoài ra, bác sĩ mắt có thể:

  • Đo áp lực dịch bên trong mắt bạn (đo nhãn áp)
  • Kiểm tra các cấu trúc bên trong đôi mắt (khám đèn khe)
  • Kiểm tra và chụp ảnh võng mạc (chụp mạch máu dưới huỳnh quang)

Kiểm tra này khác với việc gặp bác sĩ mắt để kiểm tra thị lực và kiểm tra xem liệu bạn có cần đeo kính mới hay không. Nếu bạn nhận thấy có sự thay đổi trong thị lực và gặp chuyên viên đo mắt, hãy nhớ nói rằng bạn bị bệnh tiểu đường.

Phương pháp điều trị bệnh võng mạc tiểu đường là gì?

Nếu bạn có võng mạc tiểu đường giai đoạn đầu, bạn có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ theo dõi cẩn thận tình trạng mắt của bạn.

Một khi bác sĩ phát hiện thấy các mạch máu mới phát triển trong võng mạc (tân sinh mạch) hoặc bạn bị phù hoàng điểm, bạn sẽ cần phẫu thuật mắt. Phẫu thuật mắt là phương pháp điều trị chính cho bệnh võng mạc tiểu đường.

Phẫu thuật mắt bằng lazer tạo ra vết bỏng nhỏ ở võng mạc, nơi có những mạch máu bất thường. Quá trình này được gọi là ngưng kết quang học. Nó được sử dụng để giữ cho mạch máu khỏi bị rò rỉ, hoặc mạch máu dị dạng bất thường.

Bạn có thể cần phẫu thuật gọi là lấy bỏ pha lê dịch trong mắt khi có chảy máu (xuất huyết) trong mắt. Nó cũng có thể sử dụng để khắc phục bong võng mạc.

Bác sĩ có thể tiêm thuốc vào nhãn cầu để giúp ngăn chặn các mạch máu bất thường phát triển.

Bạn nên làm theo lời khuyên của bác sĩ nhãn khoa về việc làm thế nào để bảo vệ thị lực. Khám mắt thường xuyên theo đề nghị, thường là một lần mỗi 1–2 năm.

Nếu bạn bị tiểu đường và lượng đường trong máu đã rất cao, bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn các loại thuốc mới để hạ thấp lượng đường trong máu. Nếu bạn có bệnh thần kinh do tiểu đường, thị lực của bạn có thể xấu đi trong một thời gian ngắn khi bạn bắt đầu uống thuốc để cải thiện hàm lượng đường trong máu.

Làm thế nào bạn có thể quản lý võng mạc tiểu đường?

Quản lý bệnh tiểu đường có thể làm chậm bệnh võng mạc tiểu đường và các bệnh về mắt khác. Bạn có thể kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách:

  • Ăn thực phẩm lành mạnh.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên theo hướng dẫn của chuyên gia chăm sóc sức khỏe bệnh tiểu đường, và giữ bản ghi chép chỉ số của bạn để bạn biết được các loại thực phẩm và các hoạt động ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
  • Dùng thuốc hoặc insulin theo hướng dẫn.
  • Kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu, huyết áp và cholesterol là rất quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh võng mạc tiểu đường.
  • Không hút thuốc. Nếu bạn cần giúp cai thuốc lá, hãy hỏi bác sĩ hoặc y tá.

Điều trị có thể làm giảm sự mất thị lực. Nó không chữa được bệnh võng mạc tiểu đường hoặc đảo ngược các thay đổi đã xảy ra.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Tiểu đường ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn thế nào?
  • 6 vitamin không thể thiếu trong chế độ ăn của người tiểu đường
  • 10 mẹo thiết yếu về tình dục cho người bị tiểu đường

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper