1. Rối loạn nhịp chậm là gì?
Chúng ta đã biết, tim được ví như cái máy bơm sinh học của cơ thể, tim phải co bóp để cung cấp máu cho các cơ quan và duy trì sự sống. Quả tim muốn co bóp được, phải có nút tạo nhịp tim gọi là nút xoang, phát ra xung kích thích tim co bóp.
Ở người bình thường, nút xoang phát nhịp 60 – 80 lần/phút, nhưng khi gắng sức (vận động, tập thể thao...) nút xoang sẽ đáp ứng phát ra nhịp nhanh hơn, tùy theo nhu cầu cơ thể. Khi bệnh nhân bị bệnh rối loạn nhịp chậm , tim sẽ đập chậm hơn bình thường, ví dụ dưới 50 lần/phút, dưới 40 lần/phút, thậm chí dưới 30 lần/phút hoặc có khi ngưng tim kéo dài.
Tùy mức độ nhịp chậm mà bệnh nhân có thể có các biểu hiện khác nhau, trường hợp nhẹ thì mệt mỏi, không có khả năng gắng sức, choáng váng..., trường hợp nặng thì bị ngất do thiếu máu não, có khi ngưng tim gây đột tử.
2. Tại sao cần đặt máy tạo nhịp tim cho bệnh nhân loạn nhịp?
Rối loạn nhịp tim nói chung là tình trạng tim đập không đều, quá chậm hoặc quá nhanh; nguyên nhân có thể do bẩm sinh, do tuổi, do tổn thương tim sau nhồi máu cơ tim, rối loạn về thần kinh cơ, biến chứng phẫu thuật tim hở, điều trị bệnh van tim , bệnh tim bẩm sinh ... Trong những trường hợp bệnh nặng, tim thường hoạt động không hiệu quả, không thể cung cấp đủ máu cho cơ thể, dẫn đến các dấu hiệu và triệu chứng như mệt mỏi, ngất, khó thở, lú lẫn....
Chính vì vậy, bác sĩ cần đặt máy tạo nhịp tim cho những trường hợp cần thiết, phổ biến nhất là rối loạn nhịp tim chậm và nghẽn dẫn truyền tim (tình trạng xung điện truyền trong tim chậm hơn bình thường hoặc bị tắc nghẽn).
3. Cơ thế hoạt động của máy tạo nhịp tim
Máy tạo nhịp tim được cấu tạo bởi 2 thành phần: bộ phận điều khiển và dây điện cực. Một đầu dây điện cực được gắn với bộ phận điều khiển, đầu dây kia sẽ được gắn vào tim. Bộ phận điều khiển là một hộp kim loại nhỏ, nhẹ, chứa pin và mạch điện để điều chỉnh tần số xung điện, gửi xung điện có năng lượng thấp đến tim qua dây điện cực gắn vào tim. Xung điện này sẽ làm tim bệnh nhân co bóp theo tần số đã cài đặt.
Máy tạo nhịp tim có thể làm tăng nhịp tim ở những trường hợp rối loạn nhịp tim chậm , giúp điều khiển nhịp tim, đồng bộ hoạt động điện giữa buồng nhĩ và buồng thất (trường hợp máy tạo nhịp hai buồng) , giúp buồng thất co bóp hiệu quả ở những trường hợp rối loạn nhịp nhĩ như rung nhĩ, ngăn ngừa các rối loạn nhịp nguy hiểm....
4. Đặt máy tạo nhịp tim như thế nào?
Máy tạo nhịp tim có thể được đặt tạm thời hoặc vĩnh viễn. Đặt máy tạo nhịp tạm thời để khắc phục các vấn đề nhịp tim như: nhịp tim chậm sau nhồi máu, sau phẫu thuật tim hoặc sau khi dùng thuốc quá liều.... Máy tạo nhịp tim tạm thời thường dùng để cấp cứu và sử dụng đến khi các rối loạn về nhịp hồi phục hoặc được điều trị ổn.
Trường hợp đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn trong điều trị các vấn đề về nhịp tim kéo dài hoặc không hồi phục. Có 2 phương pháp đặt máy tạo nhịp: đặt dưới nội mạc và đặt ở ngoại tâm mạc. Bộ phận điều khiển được gắn ở dưới da, tại ngực hoặc bụng qua một phẫu thuật nhỏ.
- Phương pháp đặt dưới nội mạc : Dây điện cực sẽ được luồn qua ống thông trong tĩnh mạch vào buồng tim và tiếp xúc với thành trong của tim;
- Phương pháp đặt ở ngoại tâm mạc (thường áp dụng ở trẻ em): Dây điện cực được gắn trực tiếp lên bề mặt tim qua phẫu thuật mở ngực nhỏ, nguy cơ của phẫu thuật đặt máy tạo nhịp chỉ khoảng 1% và hiếm khi có trường hợp tử vong.
5. Những lưu ý cho bệnh nhân đang dùng máy tạo nhịp tim
Trong thời gian vài tháng đầu sau khi đặt máy, bệnh nhân nên sinh hoạt nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh vì có khả năng gây tụ máu ở máy, dễ nhiễm trùng, xê dịch máy và dây điện cực. Khi vết mổ lành và ổ máy ổn định (3 tháng), hầu hết trường hợp, người mang máy tạo nhịp không cần giới hạn các hoạt động thường ngày hoặc khi chơi thể thao. Mức độ hoạt động thể lực phụ thuộc vào sức khỏe và bệnh lý tim mạch của bệnh nhân. Tuy nhiên, cần tránh các môn thể thao tiếp xúc (bóng đá) vì những va chạm có thể gây hư hỏng máy tạo nhịp hoặc lỏng các dây điện cực.
Người mang máy tạo nhịp tim có thể sử dụng các thiết bị gia dụng thông thường (điện thoại di động, máy nghe nhạc mp3, iPad, lò vi sóng, điều khiển từ xa, tivi, radio, máy sấy tóc...). Nên tránh tiếp xúc quá gần hoặc sử dụng quá lâu các thiết bị này do chúng có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của máy tạo nhịp.
Máy tạo nhịp tim cần được kiểm tra định kỳ để đảm bảo hoạt động tốt, kịp thời kiểm tra khi điện cực lỏng hoặc đứt, pin yếu hoặc hư, bệnh tim diễn tiến nặng hơn... Pin của máy tạo nhịp có thể sử dụng 5 - 15 năm tùy thuộc mức độ hoạt động của máy nên khi pin gần hết sẽ phải thay bộ phận điều khiển cùng với pin. Vì vậy, bệnh nhân cần tái khám thường xuyên theo đúng lịch hẹn của bác sĩ (thường 3 - 6 tháng) để được kiểm tra, đánh giá và xử lý kịp thời.
Luôn phải mang theo giấy xuất viện hoặc thẻ chứng nhận có đặt máy tạo nhịp tim và xuất trình khi cần thiết, đặc biệt là khi được kiểm tra ở sân bay. Các thiết bị như hệ thống chống trộm cắp trong cửa hàng, thiết bị kiểm tra ở sân bay và máy dò kim loại có thể cản trở hoạt động của máy.
Khi đi khám bệnh cần báo cho nhân viên y tế biết mình mang máy tạo nhịp vì một số thiết bị y tế có thể ảnh hưởng đến máy tạo nhịp như: máy chụp cộng hưởng từ (MRI), máy tán sỏi, máy đốt điện trong phẫu thuật....
6. Cấy máy tạo nhịp tim ở đâu?
trang bị hệ thống Phòng mổ Hybrid, các thiết bị tối tân như máy chụp mạch DSA, máy gây mê tích hợp các phần mềm theo dõi huyết động bệnh nhân một cách chặt chẽ nhất (hệ thống PiCCO, entropy...). Do đó, phòng mổ Hybrid có thể đáp ứng các yêu cầu phẫu thuật và can thiệp cấy máy tạo nhịp, nong, đặt stent mạch vành, stent graft động mạch chủ, mổ tim mở, thay van tim các bệnh tim bẩm sinh, với kỹ thuật hiện đại ít xâm lấn nhất, an toàn, giúp người bệnh sớm phục hồi sức khỏe nhanh.
sở hữu đội ngũ chuyên gia gồm những Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Chuyên khoa 2, Thạc sĩ giàu kinh nghiệm, có uy tín lớn trong lĩnh vực điều trị nội khoa, ngoại khoa, thông tim can thiệp và ứng dụng các kỹ thuật cao cấp trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch. Đặc biệt, Trung tâm có các trang thiết bị hiện đại, ngang tầm với các bệnh viện uy tín nhất trên thế giới.
- Miễn phí khám chuyên khoa và giảm giá 50% nhiều gói khám tim mạch như:
+ Gói sàng lọc tim mạch cơ bản
+ Gói khám tăng huyết áp
+ Gói khám suy tim
+ Gói khám tim mạch toàn diện