Tìm hiểu phương pháp cắt đốt cuồng nhĩ

Cuồng nhĩ là một trong những loại rối loạn nhịp tim biểu hiện bởi gia tăng nghiêm trọng tần số co bóp tâm nhĩ. Mặc dù ít gặp hơn rung nhĩ, nhưng cuồng nhĩ cũng có những triệu chứng hậu quả về huyết động tương tự. Hãy cùng nhau tìm hiểu về phương pháp điều trị đặc hiệu cuồng nhĩ bằng sóng RF với tỷ lệ thành công có thể lên đến 90%.

1. Vậy bệnh cuồng nhĩ là gì?

Thông thường, nhịp tim của chúng ta được điều khiển bởi nút xoang, đóng vai trò chủ nhịp. Nó nằm ở tâm nhĩ phải. Nó gửi tín hiệu điện đến cả tâm nhĩ phải và trái. Những tín hiệu đó cho biết của trái tim co bóp như thế nào và khi nào. Nhịp xoang bình thường của chúng ta vào khoảng 60-100 lần/ phút, và tần số co bóp tâm nhĩ với tâm thất bằng nhau.

Cuồng nhĩ xảy ra khi có một vòng vào lại lớn diễn ra trong chu trình hoạt động điện của tim, nó kích hoạt dòng điện lặp đi lặp lại để hoạt hóa tâm nhĩ(khử cực) với tốc độ co bóp lên đến khoảng 250 đến 350 nhịp mỗi phút; lưu ý rằng tốc độ tâm nhĩ trong rung nhĩ là 400 đến 600 nhịp/ phút.

Một số nguyên nhân dẫn đến cuồng nhĩ bao gồm:

  • Bệnh mạch vành : nguyên nhân chính gây ra cuồng nhĩ. Các mảng bám xơ vữa động mạch cản trở quá trình cung cấp máu nuôi tim, có thể làm hỏng cơ tim và tạo nên các rối loạn dẫn truyền.
  • Phẫu thuật tim: trong quá trình phẫu thuật có thể để lại sẹo trên cơ tim, gây rối loạn các tín hiệu truyền điện.

Cuồng nhĩ là một loại rối loạn nhịp tim biểu hiện bởi sự gia tăng nghiêm trọng tần số co bóp tâm nhĩ

2. Triệu chứng và chẩn đoán cuồng nhĩ

Các biểu hiện của cuồng nhĩ rất đa dạng, có khi không có triệu chứng hoặc rất mơ hồ. Nếu xuất hiện triệu chứng, nó có thể kéo dài nhiều ngày, thậm chí vài tuần. Một số triệu chứng thường gặp bao gồm:

Chẩn đoán bằng điện tâm đồ( ECG) với hình ảnh “sóng răng cưa” đặc trưng. Sóng cuống nhĩ có thể xuất hiện rõ hơn trong nghiệm pháp xoa xoang cảnh.

3. Phương pháp điều trị cuồng nhĩ

Mục tiêu chính của bác sĩ là khôi phục nhịp tim của bạn về bình thường. Điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng của bạn. Các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác cũng có thể ảnh hưởng đến việc điều trị cuồng nhĩ:

+ Nội khoa: áp dụng một số thuốc làm chậm nhịp tim( Các nhóm thuốc được lựa chọn là nhóm chẹn kênh Ca, chẹn Beta và Digoxin). Và thuốc chống đông( warfarin).

+ Phẫu thuật: phá hủy mô tim bất thường hoặc đặt máy tạo nhịp.

+Phương pháp mới: cắt đốt cuồng nhĩ bằng sóng radio frequency, mục tiêu là chặn được dòng điện vào lại ở buồng tim.

Chỉ định và chống chỉ định điều trị của điều trị cắt đốt cuồng nhĩ

  • Chỉ đỉnh: các trường hợp nhịp nhanh nhĩ, rung nhĩ, cuồng nhĩ kịch phát có triệu chứng, kháng trị hoặc không dung nạp với ít nhất 1 thuốc chống loạn nhịp nhóm I hoặc nhóm III.
  • Chống chỉ định: nhồi máu cơ tim cấp , viêm cơ tim cấp, các bệnh lý rối loạn chức năng đông máu, nhiễm trùng huyết.

Chống chỉ định thực hiện cắt đốt cuồng nhĩ đối với bệnh nhân bị rối loạn chức năng đông máu

Các bước tiến hành:

  • Kiểm tra bệnh nhân: bệnh nhân cần được thăm khám kĩ và giải thích đầy đủ về chỉ định, chống chỉ định của thủ thuật, thực hiện đầy đủ xét nghiệm, vệ sinh và ký giấy cam kết.
  • Thực hiện kỹ thuật: cuộc thủ thuật được tiến hành bởi ít nhất 2 bác sĩ chuyên khoa tim mạch tại cơ sở có khoa Tim mạch can thiệp .
  • Thủ thuật bắt đầu với việc luồn ống thông qua đường tĩnh mạch: có thể lựa chọn tĩnh mạch đùi, tĩnh mạch dưới đòn, tĩnh mạch cảnh.
  • Đưa điện cực từ máy đốt tạo song RF qua tĩnh mạch vào tim: buồng nhĩ phải hoặc thất phải.
  • Bắt đầu kích thích nhĩ và thất theo phác đồ đồng thời ghi lại các thông số hoạt động điện với mục đích phát hiện ổ phát ra các cơn nhịp nhanh nhĩ hoặc cuồng nhĩ.
  • Xác định chính xác vị trí gây cơn nhịp nhanh hay cuồng nhĩ.
  • Triệt đốt bằng năng lượng sóng có tần số Radio ở vị trí ổ phát nhịp nhanh.
  • Băng ép cầm máu vô khuẩn vị trí luồng tĩnh mạch.
  • Bệnh nhân được chuyển vào phòng hồi sức tim mạch để theo dõi dấu hiệu sinh tồn liên tục trong 24h sau thủ thuật và thăm dò điện sinh lý tim.

Theo dõi xử trí biến chứng:

  • Mặc dù cắt đốt cuồng nhĩ là phương pháp mang lại tỷ lệ thành công rất cao nhưng nó lại ẩn chứa nhiều biến chứng nặng nề:
  • Thuyên tắc mạch do khí: cần cung cấp O2, bù dịch đầy đủ và tạo nhịp khi có chỉ định.
  • Ép tim cấp, thủng tim: chọc dịch màng ngoài tim hoặc phẫu thuật dẫn lưu cấp cứu.
  • Cuồng nhĩ do thủ thuật: cần tiến hành sốc điện chuyển nhịp, thuốc chống loạn nhịp sau đó lặp lại triệt đốt.
  • Nhồi máu cơ tim cấp: khẩn trương điều trị tái tưới máu theo phác đồ
  • Viêm màng ngoài tim: chỉ định thuốc giảm đau kháng viêm không steroids, Colchicine.
  • Rò nhĩ trái- thức quản: cho bệnh nhân chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ để xác định vị trí trước khi nội soi phẫu thuật.
  • Chúng ta cần tầm soát và kiểm tra định kỳ để có thể phát hiện sớm cuồng nhĩ kể cả ở giai đoạn không triệu chứng.

Với phương pháp cắt đốt cuồng nhĩ , mặc dù tỷ lệ chữa khỏi bệnh cao nhưng các tai biến do thủ thuật mang lại cực kỳ nguy hiểm. Điều quan trọng nhất chúng ta cần làm là thay đổi lối sống, giữ gìn thói quen ăn uống điều độ, rèn luyện sức khỏe đặc biệt là những bài tập tốt cho tim mạch.

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper