1. Bệnh mạch vành là gì?
Tim là cơ quan có nhiệm vụ bơm máu đi khắp cơ thể và nuôi dưỡng các cơ quan. Tuy nhiên, tim cũng cần một hệ thống mạch máu để nuôi chính nó, còn gọi là động mạch vành.
Bệnh mạch vành là tình trạng lớp nội mạc bên trong của động mạch vành bị tổn thương. Nguyên nhân chủ yếu là do những mảng xơ vữa tích tụ lên thành mạch máu (xơ vữa động mạch), càng nhiều mảng xơ vữa sẽ gây hiện tượng chít hẹp lòng mạch, khiến tim không nhận đủ lượng máu cần thiết. Đây chính là tình trạng thiếu máu cơ tim.
Nhiều bệnh nhân mắc bệnh mạch vành không biết tình trạng bệnh của mình, phần đông bệnh không được chú ý cho đến khi gây ra những cơn đau thắt ngực đầu tiên hoặc xuất hiện cả cơn nhồi máu cơ tim đe dọa tính mạng.
2. Dấu hiệu bệnh mạch vành
Bệnh mạch vành có thể khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng như: cơn đau thắt ngực do lưu lượng máu đến tim giảm, khó thở... Nguy hiểm hơn, nếu một hoặc nhiều nhánh mạch vành bị tắc hoàn toàn (do mảng xơ vữa bị bong tróc hoặc do cục máu đông hình thành bên trong lòng mạch) sẽ gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim, có thể đưa tới suy tim, choáng tim, rối loạn nhịp tim, thậm chí là tử vong.
Triệu chứng điển hình cảnh báo bệnh mạch vành là đau thắt ngực. Đau thắt ngực được miêu tả là cơn đau nhói theo kiểu bỏng rát, thắt chặt, kim châm, tim bị đè nén, bóp nghẹt, cảm thấy nặng ngực, khó thở, thường xảy ra khi người bệnh gắng sức, khi xúc động, tức giận... Vị trí đau ở sau xương ức, ở chính giữa vị trí của tim, đau ngực trái thường lan ra vai trái, cánh tay và bàn tay trái, đôi khi còn có thể kèm theo nôn ói, vã mồ hôi, hơi thở ngắn và yếu, mệt, chóng mặt
Tuy nhiên, có những trường hợp nhồi máu cơ tim nhưng không hề xuất hiện triệu chứng đau ngực, mà thay vào đó là những dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn với chứng bệnh khác, khiến người bệnh thường bỏ qua. Những trường hợp này còn được gọi là nhồi máu cơ tim thầm lặng , thường gặp ở phụ nữ, người già, mắc bệnh tiểu đường lâu năm... Do đó, khi gặp phải bất kỳ triệu chứng nào để trên, bạn hãy cảnh giác với cơn nhồi máu cơ tim và cần nhanh chóng đi khám để được xử trí kịp thời.
3. Những ai nên khám bệnh mạch vành?
Tuy bệnh mạch vành chủ yếu xảy ra ở nhóm tuổi trên 40, nhưng những người trẻ tuổi hơn vẫn có thể mắc bệnh. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy độ tuổi mắc bệnh mạch vành đang ngày càng giảm dần. Vì vậy, nếu bạn cho rằng mình còn quá trẻ để mắc bệnh là hoàn toàn sai lầm.
Theo Hội Tim mạch Mỹ (AHA), các xét nghiệm để tầm soát bệnh mạch vành nên bắt đầu thực hiện từ lúc 20 tuổi, mức độ thường xuyên phụ thuộc vào các yếu tố nguy cơ của người bệnh. Người có tiền sử mắc các bệnh mãn tính như: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu...; người hút thuốc lá lâu năm; béo phì; trong gia đình có người trực hệ (bố mẹ, anh chị em ruột) mắc bệnh mạch vành cũng được xem là một yếu tố nguy cơ của bệnh. Đặc biệt, người cao cao tuổi nên thực hiện sàng lọc bệnh mạch vành dự phòng sớm do yếu tố tuổi tác.
Cần thực hiện tầm soát bệnh mạch vành từ sớm để được kiểm tra, chẩn đoán chính xác khả năng mắc bệnh, từ đó có phương án điều trị từ sớm, hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra.
Các phương pháp thăm dò chẩn đoán hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính đa dãy động mạch vành đang được ứng dụng rộng rãi để chẩn đoán sớm bệnh động mạch vành.
Chụp cắt lớp vi tính đa dãy mạch vành cung cấp hình ảnh giải phẫu của mạch vành, cho biết mức độ vôi hóa mạch vành, nhánh động mạch vành bị hẹp, mức độ hẹp, số đoạn động mạch vành bị hẹp cũng như những bất thường khác: bất thường vị trí xuất phát động mạch vành, rò động mạch vành,
- Kỹ thuật đạt tiêu chuẩn hình ảnh và tỉ lệ chẩn đoán đúng lên tới 95%.
- Thời gian chụp nhanh, không sử dụng thuốc beta block để giảm tần số tim nên giảm thời gian chờ đợi cho khách hàng.
- Có thể chụp được tất cả các trường hợp khó mà các máy CT thế hệ </= 128 lát cắt không đánh giá được: mạch nhanh, mạch không đều, loạn nhịp, rung nhĩ, cuồng nhĩ, ngoại tâm thu, stent động mạch vành, phẫu thuật bắt cầu...
- Sở hữu công nghệ giảm liều tia mới nhất hiện nay, điều chỉnh liều tia theo hình dáng cơ thể bệnh nhân cho phép giảm liều thấp nhất đến có thể cho bệnh nhân, liều nhiễm xạ 1-1,5 mSv so với liều nhiễm xạ từ 7-10 mSv của các máy CT thế hệ cũ.
- Xử lý ảnh màu 3D (tái tạo thể tích, tái tạo bề mặt, MPR, MPR curve, MIP, Cine) dễ dàng cho các bác sỹ và khách hàng nhìn thấy bệnh lý động mạch vành và tim.
5. Chuẩn bị trước khi chụp cắt lớp vi tính động mạch vành?
24h trước khi chụp khách hàng nên hạn chế sử dụng trà, cà phê hoặc các chất kích thích, tốt nhất nên nhịn ăn # 4h trước khi chụp động mạch vành có thuốc cản quang.
Trong quá trình chụp khách hàng được xịt thuốc giãn mạch vành Nitromint dưới lưỡi, được theo dõi huyết động bao gồm nhịp tim, ECG gating trong suốt quá trình chụp và sau khi chụp ít nhất 30 phút.