Tiểu đường là một bệnh mãn tính ảnh hưởng đến chuyển hóa gây ra tình trạng đường huyết (glucose) bất thường. Tiểu đường kéo theo một loạt các triệu chứng và biến chứng có liên quan, một số có thể đe dọa đến tính mạng. Đau đầu là một triệu chứng phổ biến của tình trạng đường huyết cao hoặc thấp.
Chỉ đau đầu thôi thì không gây tác hại nhưng đây thường là một dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu của bạn nằm ngoài phạm vi mục tiêu. Nếu bạn bị nhức đầu thường xuyên, có thể là do bệnh tiểu đường. Hãy tìm hiểu xem bệnh tiểu đường có phải là nguyên nhân gây ra đau đầu hay không để từ đó bạn có thể đưa ra phương án thích hợp nhằm kiểm soát tình trạng của mình.
Hiểu về đau đầu
Tình trạng đau đầu thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Trong thực tế, Viện Quốc gia về Rối loạn Thần kinh và đột quỵ cho biết đau đầu là tình trạng đau phổ biến nhất. Tình trạng này cũng là một nguyên nhân hàng đầu gây gián đoạn trong học tập và công việc. Tình trạng đau đầu rất phổ biến đối với người dân Mỹ, có rất nhiều nguyên nhân và nguồn cơn khác nhau.
Đau đầu được phân loại thành đau đầu nguyên phát và đau đầu thứ phát. Đau đầu nguyên phát xảy ra khi dẫn truyền thần kinh trong não gửi tín hiệu đau đến dây thần kinh não. Chứng đau nửa đầu và đau đầu do căng thẳng là những ví dụ điển hình. Mặt khác, đau đầu thứ phát không do các tín hiệu ngoài tầm kiểm soát của não trực tiếp gây ra. Những trường hợp đau đầu này được cho là do bệnh lý tiềm ẩn hoặc do các vấn đề về y tế. Chúng xảy ra khi dây thần kinh trong não bị gián đoạn. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân gây ra chứng đau đầu thứ phát. Các nguyên nhân khác có thể bao gồm:
- Sốt hoặc nhiễm trùng
- Chấn thương
- Cao huyết áp
- Đột quỵ
- Lo lắng hay căng thẳng
- Biến động hormone (chẳng hạn như trong chu kỳ kinh nguyệt)
- Rối loạn thần kinh
Cũng như có nhiều nguyên nhân khác nhau thì các cơn đau liên quan đến chứng đau đầu cấp độ 2 cũng có những khác biệt đáng kể. Đau đầu do bệnh tiểu đường có thể ở mức độ từ trung bình đến nghiêm trọng, trong khi có cùng một cơ sở nhất định. Những cơn đau đầu có thể là một dấu hiệu cho thấy đường huyết của bạn quá cao hoặc quá thấp. Kiểm soát đường huyết của bạn có thể là bước đầu tiên để kiểm soát tình hình bệnh. Thuốc giảm đau không cần toa kê như acetaminophen (paracetamol) hoặc ibuprofen có thể hữu ích tiếp sau đó.
Tăng đường huyết có phải nguyên nhân gây ra đau đầu?
Tăng đường huyết có nghĩa là lượng glucose trong máu cao. Các triệu chứng thường không xuất hiện cho đến khi lượng glucose trên 200 miligam mỗi decilít (mg / dL), và nhiều người không cảm nhận được bất kỳ triệu chứng nào. Đau đầu do lượng glucose trong máu cao thường là xuất hiện trong vòng vài ngày, do đó các triệu chứng thường diễn ra rất chậm. Đau đầu được coi là một dấu hiệu sớm của tình trạng tăng đường huyết. Cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi tình trạng bệnh của bạn trở nên xấu hơn. Ngoài ra, nếu bạn bị tăng đường huyết, đau đầu có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn cần phải kiểm tra lượng đường trong máu.
Các dấu hiệu sớm khác của tình trạng tăng đường huyết bao gồm:
- Mệt mỏi đột ngột
- Mờ mắt
- Khát nước quá mức và mất nước
- Đi tiểu nhiều
- Đói quá mức
- Các vết lở loét không lành lại.
Bạn có thể kiểm soát tình trạng tăng đường huyết bằng cách thay đổi lối sống, chẳng hạn như chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục. Một số người cũng sử dụng thuốc để kiểm soát đường máu. Bạn có thể sẽ giảm đau đầu khi lượng đường trong máu giảm xuống.
Nhức đầu đột ngột khi hạ đường huyết
Hiệp hội Tiểu đường Mỹ (ADA) xác nhận lượng glucose trong máu thấp, hay hạ đường huyết là khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới 70 mg/dL. Không giống như tăng đường huyết, các triệu chứng của hạ đường huyết thường đột ngột. Tình trạng đau đầu cũng vậy, và có thể xuất hiện khi lượng đường trong máu giảm. Đau đầu trong trường hợp này thường kèm theo các triệu chứng khác của hạ đường huyết như:
- Chóng mặt
- Run rẩy
- Đổ nhiều mồ hôi
- Đói đột ngột
- Buồn nôn
- Mệt mỏi quá mức
- Yếu ớt
- Lo âu hay nhầm lẫn
Trước khi bạn điều trị đau đầu do hạ đường huyết, bạn cần phải xác định xem nguyên nhân thực sự dẫn tới hạ đường huyết. Nếu kết quả kiểm tra đường huyết cho thấy lượng đường trong máu thấp, bạn nên nạp 15–20g carbohydrate đơn giản hoặc viên nén glucose, và sau đó kiểm tra lượng đường trong máu một lần nữa sau 15 phút. Khi lượng đường trong máu của bạn đã ổn định, cơn đau đầu của bạn có thể sẽ giảm bớt. Bạn có thể cần tới thuốc giảm đau không cần kê toa nếu cơn đau vẫn không thuyên giảm.
Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu cơn đau đầu trở nên nghiêm trọng hoặc nếu lượng đường trong máu của bạn không trở lại mức bình thường. Khi không được điều trị, hạ đường huyết dẫn đến những biến chứng có thể đe dọa tới tính mạng, chẳng hạn như tình trạng hôn mê.
Đau đầu là do biến chứng của tiểu đường hay có nguyên nhân nào khác?
Bệnh tiểu đường chắc chắn không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra đau đầu. Nếu bạn bị tiểu đường, nguy cơ bị đau đầu có thể cao hơn so với những người không có bị tiểu đường. Đặc biệt là khi tình trạng bệnh tiểu đường của bạn không được kiểm soát. Bằng cách theo dõi đường huyết của bạn, bạn có thể sẽ hạn chế được các cơn đau đầu và các triệu chứng khác của bệnh tiểu đường. Nếu tình trạng đau đầu mà không thuyên giảm sau khi bệnh tiểu đường của bạn đã được kiểm soát thì bạn nên tìm đến bác sĩ ngay lập tức.