Bệnh tĩnh mạch

Triệu chứng và chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới

Chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới dựa trên các triệu chứng lâm sàng của người bệnh, khai thác yếu tố nguy cơ thúc đẩy, đánh giá nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới trên lâm sàng để lựa chọn các phương pháp xét nghiệm, thăm dò chẩn đoán bệnh.

1. Triệu chứng của bệnh huyết khối tĩnh mạch chi dưới

Triệu chứng của bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới là đau và phù chân. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân nhất định, bệnh sử có thể không có triệu chứng gì nếu huyết khối không gây tắc nghẽn đường ra tĩnh mạch.

1.1 Phù chân

Phù chân là triệu chứng cụ thể nhất của huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới. Huyết khối liên quan đến phân nhánh của vùng chậu, tĩnh mạch chậu hoặc tĩnh mạch chủ, sẽ gây phù chân.

Sự tắc nghẽn một phần tĩnh mạch trên cao thường gây ra phù chân ở hai bên nhẹ. Phù nề ồ ạt chi dưới kết hợp với tím tái và thiếu máu cục bộ tại chân là rất hiếm gặp.

1.2 Đau chân

Tăng nhạy cảm cũng gặp phải ở 75% bệnh nhân nhưng cũng gặp ở 50% bệnh nhân không có huyết khối tĩnh mạch sâu được xác nhận một cách khách quan. Khi bị đau, vị trí thường khu trú ở các cơ bắp chân hoặc dọc theo các tĩnh mạch sâu ở giữa đùi.

Đồng thời, đau do huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới thường không tương quan với kích thước, vị trí hoặc mức độ của huyết khối. Đôi khi còn ghi nhận thấy biểu hiện da nóng hoặc ban đỏ trên khu vực huyết khối.

1.3 Viêm tắc tĩnh mạch

Viêm tắc tĩnh mạch bề ngoài cũng có thể là biểu hiện của huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới triệu chứng . Một đoạn tĩnh mạch dưới da căng lên, sờ có dạng dây, mềm.

Có khoảng gần 1⁄2 các bệnh nhân bị viêm tắc tĩnh mạch nông mà không kèm theo giãn tĩnh mạch và không có căn nguyên rõ ràng khác (ví dụ, ống thông tĩnh mạch, lạm dụng thuốc tiêm tĩnh mạch, chấn thương mô mềm) có liên quan đến huyết khối tĩnh mạch sâu. Thậm chí, những bệnh nhân bị viêm tắc tĩnh mạch nông kéo dài đến ngã ba mạc nối cũng có nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu cao hơn.

Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có huyết khối tĩnh mạch triệu chứng biến màu chi dưới. Màu sắc bất thường phổ biến nhất là màu tím đỏ do căng và tắc tĩnh mạch. Trong một số trường hợp hiếm, chân bị tím tái do tắc nghẽn tĩnh mạch hoàn toàn, ban đầu được mô tả là màu xanh, sau đó kèm theo phù nề rõ rệt, đau và tím tái; đôi khi còn có thêm các đốm xuất huyết.

Nếu không điều trị, một nửa số bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sâu tái phát, có triệu chứng trong vòng 3 tháng. Đồng thời, sau khi ngưng thuốc kháng đông, tỷ lệ tái phát cũng lên đến 5-15% mỗi năm.

Tái phát huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới triệu chứng cũng tương tự lần đầu, với biểu hiện đau và phù nề. Tuy nhiên, chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu có thể khó khăn, tức là phân biệt huyết khối cấp tính với mãn tính).

Ngoài ra, các trường hợp tái phát cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải hội chứng sau huyết khối.

Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới triệu chứng phổ biến là cảm giác đau ở chân

2. Cách chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu như thế nào?

Vì các trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới triệu chứng có độ nhạy và độ chuyên biệt không cao, chẩn đoán này cần phải kết hợp xét nghiệm, nhất là bằng chứng huyết khối trên hình ảnh học. Các xét nghiệm máu định kỳ có khả năng giúp bác sĩ phân tầng bệnh nhân đối với nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu, bao gồm: Xét nghiệm D-dimer ; nồng độ antithrombin III, NT-proBNP và protein C phản ứng; tốc độ lắng hồng cầu.

Để xác định chẩn đoán, đầu tiên các quy tắc dự đoán lâm sàng nên được sử dụng để ước tính xác suất gặp phải huyết khối tĩnh mạch. Trong đó, thang điểm Wells đối với huyết khối tĩnh mạch sâu cũng như thuyên tắc phổi thường được sử dụng.

Thứ hai, ở những bệnh nhân có khả năng cao hay từng mắc bệnh trước đó, chỉ định D-dimer có độ nhạy cao sẽ được tiến hành. Kết quả âm tính cho thấy khả năng mắc bệnh thấp.

Thứ ba, ở những bệnh nhân có khả năng huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới từ trung bình đến cao, chỉ định siêu âm huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới đặt ra từ đầu.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân nghi ngờ khả năng huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới gây thuyên tắc phổi thì cần được xác định chẩn đoán hình ảnh. Các lựa chọn lúc này bao gồm chụp cắt lớp thông khí - tưới máu (V/Q), chụp cắt lớp vi tính trục xoắn đa đầu dò (CT) và chụp động mạch phổi. Trong đó, chụp CT đơn lẻ có thể không đủ nhạy để loại trừ thuyên tắc phổi.

Ngoài ra, các xét nghiệm về chức năng đông máu cũng cần được chỉ định để hỗ trợ chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch, bao gồm: Định lượng protein S , protein C, antithrombin III, yếu tố V Leiden, đột biến prothrombin 20210 A, kháng thể kháng phospholipid và nồng độ homocysteine. Sự thiếu hụt các yếu tố này cũng như sự hiện diện bất thường đều tạo ra trạng thái đông máu không phù hợp. Tuy nhiên, đây là những nguyên nhân rất hiếm gặp của huyết khối tĩnh mạch sâu.

Siêu âm huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới để phát hiện và điều trị sớm

Theo đó, chỉ định này chỉ cần khi chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu ở những bệnh nhân dưới 50 tuổi, khi có tiền sử gia đình tăng động hoặc khi huyết khối tĩnh mạch được phát hiện ở những vị trí bất thường và trong bệnh cảnh lâm sàng của hoại tử da do warfarin.

Tóm lại, huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới triệu chứng có thể bao gồm phù, đau chân, tăng nhạy cảm, da nóng hoặc nổi ban đỏ, đổi màu da trên khu vực có huyết khối. Khi thăm khám, bác sĩ có thể phát hiện dấu hiệu đau bắp chân khi gập mu chân hay sờ thấy một đoạn tĩnh mạch bị viêm.

Tuy nhiên, khuyến cáo huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới được xác định chẩn đoán nhờ vào bằng chứng trên hình ảnh học, tùy vào phân độ nguy cơ, cùng với việc tầm soát chức năng đông máu như một cách tìm nguyên nhân.

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper