Nhồi Máu Cơ Tim Thầm Lặng: Kẻ Giết Người Thầm Lặng Bạn Cần Biết
Nhiều người không biết rằng có một kiểu nhồi máu cơ tim có thể xảy ra mà bạn không hề hay biết, nó không gây nên một triệu chứng nào. Nhưng kiểu nhồi máu cơ tim này có thể xảy ra, và nó phổ biến hơn bạn nghĩ. Chứng bệnh trên trên được gọi là nhồi máu cơ tim thầm lặng. Nó có thể xảy ra với bất cứ ai, nhưng trên bệnh tiểu đường làm khả năng xuất hiện cao hơn rất nhiều lần so với các đối tượng khác. Bạn có thể không cảm thấy gì cả. Hoặc nó có thể cảm thấy nhẹ, như ợ nóng hoặc đau hoặc nặng ngực thoáng qua. Nó có vẻ nhẹ nhàng và thoáng qua đến mức bạn chỉ cần nhún vai và nghĩ rằng đó chỉ là triệu chứng của tuổi tác đó mà.
Nhưng cơn nhồi máu cơ tim là một sự cố hết sức nghiêm trọng, cho dù bạn có triệu chứng hay không. Do vậy, kiểm tra định kỳ sức khỏe tim mạch là việc hết sức quan trọng cho sức khỏe của bạn. Hãy chắc chắn rằng có bạn để ý những thay đổi hết sức tinh tế của cơ thể bạn. Hãy dành thời giờ lắng nghe cơ thể của bạn phản hồi từ những tế bào trong nó.
Nhồi máu cơ tim thầm lặng là gì?
- Định nghĩa: Nhồi máu cơ tim (NMCT) thầm lặng là tình trạng xảy ra khi một phần cơ tim bị tổn thương do thiếu máu cục bộ (do tắc nghẽn mạch máu nuôi tim), nhưng không gây ra các triệu chứng điển hình như đau ngực dữ dội. Theo nghiên cứu trên JAMA Network, có đến 45% các trường hợp nhồi máu cơ tim là thầm lặng, đặc biệt ở người lớn tuổi và bệnh nhân tiểu đường.
- Mức độ phổ biến: Bệnh phổ biến hơn bạn nghĩ, ước tính chiếm khoảng 20-40% tổng số ca NMCT. Điều này có nghĩa là có rất nhiều người đang sống chung với những tổn thương tim mà không hề hay biết.
- Đối tượng nguy cơ cao: NMCT thầm lặng có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao hơn đáng kể. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), bệnh nhân tiểu đường có khả năng bị NMCT thầm lặng cao gấp 2-4 lần so với người không mắc bệnh.
Tại sao NMCT lại có thể diễn ra âm thầm?
- Tổn thương thần kinh do tiểu đường: Một trong những biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường là tổn thương thần kinh, hay còn gọi là bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường. Tổn thương này có thể ảnh hưởng đến nhiều dây thần kinh trong cơ thể, bao gồm cả những dây thần kinh truyền tín hiệu đau từ tim.
- Cơ chế: Bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường có thể làm giảm khả năng cảm nhận đau và các dấu hiệu cảnh báo khác từ tim. Điều này là do lượng đường trong máu cao kéo dài làm tổn thương các dây thần kinh, làm gián đoạn khả năng truyền tín hiệu của chúng.
- Ảnh hưởng: Tổn thương thần kinh có thể lan đến tim, bàng quang, mạch máu ngoại biên, gây ra nhiều vấn đề khác nhau:
- Tim: Rối loạn nhịp tim, suy giảm chức năng co bóp cơ tim.
- Bàng quang: Rối loạn tiểu tiện, tiểu không tự chủ, bí tiểu.
- Mạch máu ngoại biên: Giảm cảm giác ở tay và chân, tăng nguy cơ loét và nhiễm trùng.
Dấu hiệu tổn thương thần kinh bạn cần lưu ý
Một người bệnh tiểu đường có thể bảo vệ bản thân bằng cách theo dõi chặt chẽ các tổn thương thần kinh. Nếu bạn bắt sớm được nó, bạn có thể làm chậm diễn tiến có hại của nó, thậm chí ngăn ngừa hậu quả sẽ xảy ra từ nó.
Những dấu hiệu sau đây giúp bạn phát hiện sớm biến chứng thần kinh bệnh tiểu đường:
- Chóng mặt hoặc ngất xỉu khi đứng dậy (hạ huyết áp tư thế): Đây là dấu hiệu cho thấy hệ thần kinh tự chủ (điều chỉnh huyết áp và nhịp tim) có thể bị tổn thương.
- Mệt mỏi khi hoạt động hàng ngày: Tổn thương thần kinh có thể ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh năng lượng của cơ thể, dẫn đến mệt mỏi kéo dài.
- Khó tiểu, tiểu không hết: Tổn thương thần kinh có thể ảnh hưởng đến chức năng bàng quang, gây khó khăn trong việc kiểm soát tiểu tiện.
- Giảm ham muốn tình dục: Tổn thương thần kinh có thể ảnh hưởng đến chức năng tình dục ở cả nam và nữ.
- Đổ mồ hôi bất thường: Đổ mồ hôi quá nhiều hoặc không đổ mồ hôi khi trời nóng có thể là dấu hiệu của tổn thương thần kinh tự chủ.
- Khó tiêu, đầy hơi: Tổn thương thần kinh có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy hơi và khó chịu ở dạ dày.
Triệu chứng của NMCT thầm lặng
Một số người không có bất kỳ triệu chứng nào cả. Bạn có thể cảm giác đau ngực nhẹ thoáng qua và biến mất nhanh chóng. Thậm chí bạn có thể cảm thấy hoàn toàn ổn khi cơn nhồi máu cơ tim thầm lặng diễn ra.
Bạn cũng có thể cảm thấy một số đau đớn, nặng ngực, hoặc ép ở giữa ngực thay vì ở bên trái. Triệu chứng này cũng dễ nhầm tưởng với chứng khó tiêu. Nhưng nếu triệu chứng không biến mất sau vài giờ, thì đó là vấn đề lớn rồi đó.
Những dấu hiệu gợi ý cho bạn trãi qua cơn nhồi máu cơ tim:
- Đổ mồ hôi lạnh, tay tím tái: Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang cố gắng đối phó với tình trạng thiếu oxy.
- Choáng đầu: Giảm lưu lượng máu lên não có thể gây choáng đầu.
- Mệt mỏi vô cớ: Cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường mà không có lý do rõ ràng.
- Ợ nóng, đầy hơi: Các triệu chứng này có thể bị nhầm lẫn với các vấn đề tiêu hóa thông thường.
- Đau ở hàm, cổ, cánh tay trái: Đau có thể lan ra các vùng khác ngoài ngực, đặc biệt phổ biến ở phụ nữ.
- Đau dạ dày: Một số người có thể cảm thấy đau ở vùng bụng trên.
- Khó thở: Cảm thấy khó thở ngay cả khi không vận động nhiều.
Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy kiểm tra với bác sĩ ngay lập tức. Nếu nghi ngờ, hãy gọi 115.
Làm sao để nhận biết NMCT?
Thật sự nhận ra cơn nhồi máu cơ tim cũng là một thách thức cho chính bạn, và cũng có thể cho cả bác sĩ. Trong một số trường hợp, bạn sẽ có các triệu chứng sau của cơn nhồi máu cơ tim, bao gồm:
- Cảm thấy rất mệt mỏi: Mệt mỏi không rõ nguyên nhân và kéo dài.
- Ợ nóng kéo dài không dứt: Chứng ợ nóng không biến mất sau 30 phút, thậm chí nó kéo dài hàng giờ.
- Phù chân tăng lên: Sưng phù ở mắt cá chân và bàn chân.
- Khó thở bất thường: Khó thở mà bạn chưa bao giờ bị như vậy.
Còn sau đó, bạn phát hiện ra mình bị nhồi máu cơ tim vài tháng sau đó khi tình cờ thăm khám ở bác sĩ với một số xét nghiệm như điện tâm đồ và siêu âm tim doppler màu.
Bác sĩ có thể làm một số điều để kiểm tra và chẩn đoán cơn nhồi máu cơ tim hiện có của bạn, chẳng hạn như:
- Xét nghiệm máu (men tim): Tìm kiếm các protein bất thường (men tim) mà tim giải phóng khi bị tổn thương, bao gồm Troponin và CK-MB. Theo acc.org, xét nghiệm Troponin có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn trong chẩn đoán NMCT.
- Điện tâm đồ (ECG): Ghi lại hoạt động điện của tim để phát hiện các dấu hiệu bất thường.
- Siêu âm tim: Sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh của tim, giúp đánh giá chức năng tim và phát hiện các vùng cơ tim bị tổn thương.
NMCT thầm lặng có nguy hiểm không?
- Có. Hậu quả nghiêm trọng như NMCT có triệu chứng. Bạn cần phải biết rằng hậu quả của một cơn nhồi máu cơ tim thầm lặng cũng nghiêm trọng như một cơn nhồi máu cơ tim có triệu chứng rõ ràng, điển hình.
- Gây tổn thương tim: Nó có thể làm hư hại trái tim của bạn và để lại vết sẹo trên mô tim bị tổn thương mà không thể phục hồi được dù cho có điều trị thuốc thế nào. Các tế bào cơ tim bị tổn thương sẽ không thể co bóp hiệu quả, ảnh hưởng đến khả năng bơm máu của tim.
- Ảnh hưởng đến chức năng tim: Và điều đó có thể ảnh hưởng đến việc quả tim của bạn hoạt động không tốt về sau. Theo thời gian, điều này có thể dẫn đến suy tim.
- Tăng nguy cơ biến chứng: Điều nghiêm trọng nữa là nếu bạn không biết bạn bị bệnh thì bạn không thể điều trị và phòng ngừa biến chứng của bệnh. Ngay cả khi bạn cảm thấy ổn sau đó, thì hệ quả của nhồi máu cơ tim thầm lặng vẫn diễn tiến và gây vấn đề lớn. Nếu không được điều trị đúng cách, khả năng bạn bị cơn đau tim lần thứ hai và càng nghiêm trọng hơn. Một mình nhồi máu cơn tim cũng gây nguy hiểm đến tính mạng của bạn do đột tử, hoặc diễn biến chậm hơn là là suy tim dần dần theo năm tháng.
Kiểm tra định kỳ như thế nào?
Nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường, dù đang điều trị ở bác sĩ nội tiết thì việc kiểm tra tim mạch ở bác sĩ chuyên khoa là điều cần thiết và nên thực hiện định kỳ. Bác sĩ tim mạch sẽ đánh giá các nguy cơ tim và mạch máu của bạn, đồng thời sẽ xét nghiệm máu, điện tâm đồ và siêu âm tim để lượng giá điểm nguy cơ của bạn. Nếu ở mức nguy cơ cao, bạn sẽ được gởi đi làm MSCT động mạch vành hoặc chụp cản quang động mạch vành tim để biết được mức độ hẹp của hệ thống mạch vành trong tim.
BSCK2 Phạm Xuân Hậu