Bệnh tiểu đường

Những quan niệm và sự thật về bệnh tiểu đường
Photo by engin akyurt on Unsplash

Những quan niệm và sự thật về bệnh tiểu đường

Tự trang bị các kiến thức về bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là rất quan trọng, nhờ đó bạn có thể giúp con mình kiểm soát bệnh. Mặc dù các thông tin về bệnh tiểu đường có rất nhiều trên các trang thông tin điện tử, nhưng không phải lúc nào cũng đáng tin cậy.

Tự trang bị các kiến thức về bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là rất quan trọng , nhờ đó bạn có thể giúp con mình kiểm soát bệnh . Mặc dù các thông tin về bệnh tiểu đường có rất nhiều trên các trang thông tin điện tử , nhưng không phải lúc nào cũng đáng tin cậy .  

Các thông tin được dịch lại không đúng , hoặc không chính xác , hoặc hiểu sai nghĩa có thể gây tác hại cho bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường . Thậm chí những thành viên trong gia đình và bạn bè có thành ý tốt cũng có thể cung cấp các thông tin xấu .

Hãy nói chuyện với bác sĩ khi bạn đọc thấy các thông tin không hợp lý , khó tin hoặc mâu thuẫn với những gì họ đã nói với bạn . Đừng tự ý thay đổi kế hoạch quản lý bệnh tiểu đường của con bạn mà không thông báo cho bác sĩ biết . Dưới đây là một số qua niệm sai lầm mà bạn nên tránh .

Quan điểm : Ăn quá nhiều đường gây ra bệnh tiểu đường

Sự thật : Bệnh tiểu đường tuýp 1 gây ra bởi sự tiêu hủy các tế bào sản sinh insulin của tuyến tụy , không liên quan gì đến lượng đường tiêu thụ . Bệnh tiểu đường tuýp 2 xảy ra do cơ thể không có khả năng đáp ứng với insulin bình thường . Mặc dù xu hướng mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 đa số có tính chất di truyền , việc ăn quá nhiều đường (các thức ăn chứa nhiều đường , như kẹo hoặc các dạng nước ngọt) có thể gây tăng cân dẫn đến tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường .

Quan điểm : Trẻ con mắc bệnh đái tháo đường không bao giờ được ăn đồ ngọt

Sự thật : Trẻ con mắc bệnh đái tháo đường có thể ăn một lượng nhất định thức ăn có chứa đường tương ứng với chế độ dinh dưỡng cân bằng , nhưng bạn cần kiểm soát toàn bộ lượng tinh bột trẻ ăn , bao gồm các loại bánh kẹo . Các dạng bánh kẹo chỉ cung cấp calo không chứa giá trị dinh dưỡng , do vậy trẻ nên hạn chế , nhưng không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn . Tất cả trẻ con (và người lớn) nên tránh ăn quá mức các thức ăn có ít giá trị dinh dưỡng và tập trung ăn các thực phẩm lành mạnh hơn .

Quan điểm : Bệnh đái tháo đường tự hết khi trẻ lớn lên

Sự thật : Bệnh đái tháo đường không tự hết khi trẻ lớn lên . Trong đái tháo đường tuýp 1 , các tế bào tuyến tuỵ sản xuất insulin bị phá hủy . Một khi bị phá hủy , chúng không sản xuất ra insulin được nữa . Trẻ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 phải sử dụng insulin thường xuyên (cho đến khi tìm thấy cách chữa trị khác) . Mặc dù trẻ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể có nồng độ đường huyết tiến triển tốt hơn sau tuổi dậy thì hoặc do điều chỉnh lối sống , chỉ số đường huyết của những trẻ này luôn có xu hướng cao , đặc biệt nếu trẻ lười vận động hoặc dư cân quá mức .

Quan điểm : Bệnh đái tháo đường là bệnh lây nhiễm

Sự thật : Bệnh đái tháo đường không lây nhiễm . Bạn sẽ không bị mắc bệnh này từ người khác . Mặc dù các nhà nghiên cứu cho rằng bệnh đái tháo đường tuýp 1 có thể gây ra do một thứ gì đó có trong môi trường , giống như một loại virus , hầu hết những người bị bệnh đái tháo đường tuýp 1 đều thừa hưởng các gen làm cho họ dễ bị bệnh hơn .

Quan điểm : Đường huyết cao là bình thường ở một số người và không phải là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường

Sự thật : Một số tình trạng nhất định (như bị ốm hay căng thẳng) và một số thuốc (như steroid) có thể làm tăng đường huyết tạm thời ở người không mắc bệnh đái tháo đường . Nhưng đường huyết cao không bao giờ là dấu hiệu bình thường . Khi có đường huyết cao hơn bình thường hoặc có đường trong nước tiểu , bạn nên đi kiểm tra xem có bị bệnh đái tháo đường hay không .

Quan điểm : Người bị bệnh đái tháo đường có thể cảm nhận đường huyết của họ cao hay thấp

Sự thật : Mặc dù người mắc bệnh đái tháo đường có thể cảm thấy các triệu chứng thể chất (như rất khát nước , yếu hoặc mệt mỏi) nếu mức đường trong máu cao hoặc thấp , cách duy nhất để biết chắc chắn mức độ đường huyết là làm xét nghiệm . Ví dụ , vì lượng đường trong máu phải rất cao để gây ra các triệu chứng , một người không làm xét nghiệm thường xuyên có thể có mức đường trong máu cao đến mức đủ để phá hủy cơ thể mà không hề biểu hiện triệu chứng nào cả .

Quan điểm : Tất cả mọi người mắc bệnh tiểu đường đều cần insulin

Sự thật : Tất cả mọi người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 đều cần tiêm insulin , vì tuyến tuỵ của họ không sản xuất inslin nữa . Một số , không phải tất cả những người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 , phải sử dụng insulin kèm theo các thuốc khác hoặc không để kiểm soát đường huyết của họ .

Quan điểm : Insulin chữa khỏi bệnh đái tháo đường

Sự thật : Sử dụng insulin giúp quản lý đường huyết , nhưng không chữa khỏi bệnh đái tháo đường . Insulin giúp lấy glucose ra khỏi mạch máu và đưa vào trong tế bào , nơi nó có thể được sử dụng để tạo ra năng lượng . Điều này giúp duy trì đường trong máu ở mức kiểm soát , nhưng việc sử dụng insulin không giải quyết được nguyên nhân gây bệnh .

Quan điểm : Các thuốc viên điều trị bệnh đái tháo đường là một dạng insulin

Sự thật : Các thuốc điều trị bênh đái tháo đường dùng đường uống không phải là một dạng insulin . Insulin là một protein nên sẽ bị phá hủy bởi axit và các men tiêu hóa trong dạ dày , ruột nếu dùng đường uống .

Hiện nay chưa có cách nào khác sử dụng insulin ngoài đường tiêm , mặc dù các dạng insulin dùng đường miệng , mũi hoặc hít vào phổi đang được nghiên cứu .

Một số người bị đái tháo đường tuýp 2 uống thuốc viên để giúp cơ thể sản xuất nhiều insulin hơn hoặc sử dụng insulin hiệu quả hơn . Tuy nhiên , thuốc viên trị bệnh đái tháo đường không tác dụng với trẻ bị đái tháo đường tuýp 1 vì cơ thể chúng không thể sản xuất insulin nữa .

Quan điểm : Dùng càng nhiều insulin thì bệnh đái tháo đường càng nặng

Sự thật : Không cần thiết điều chỉnh lượng insulin liên tục để giữ mức đường huyết ở trong mức cho phép . Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lượng đường trong máu , bao gồm chế độ ăn , tập thể dục và các thời điểm khác nhau trong ngày . Thêm nữa ,  lượng insulin không cần thay đổi theo thời gian . Tại thời điểm được chẩn đoán , tuyến tuỵ có thể còn sản xuất một chút insulin , do vậy lượng insulin cần tiêm ít hơn . Tuy nhiên , khi tuyến tuỵ sản xuất lượng insulin ít dần , lượng insulin cần tiêm sẽ tăng lên để đảm bảo lượng đường huyết trong mức cho phép .

Tùy theo mức độ phát triển của trẻ , trẻ đang độ tuổi dậy thì hay không , lượng thức ăn trẻ ăn và mức độ vận động của trẻ sẽ ảnh hưởng đến lượng insulin cần tiêm mỗi ngày .

Quan điểm : Trẻ mắc bệnh tiểu đường không cần tiêm insulin hay uống thuốc điều trị khi bị ốm

Sự thật : Khi trẻ bị ốm , đặc biệt khi trẻ bị nôn hoặc ăn ít , tiêm insulin có vẻ không hợp lý . Tuy nhiên , điều quan trọng là phải tiếp tục sử dụng insulin trong thời gian bị ốm . Liều insulin có thể cần được điều chỉnh trong thời gian bị bệnh (kiểm tra với bác sĩ) nhưng không thể bỏ qua . Khi ốm , trẻ cần năng lượng để giúp cơ thể hồi phục nhanh , và insulin giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng một cách hợp lý . Hãy hỏi bác sĩ để đảm bảo bạn hiểu phải làm gì khi trẻ ốm .

Quan điểm : Trẻ mắc bệnh đái tháo đường không thể tập thể dục

Sự thật : Tập thể dục là điều quan trọng cho tất cả trẻ em – có hoặc không bị bệnh đái tháo đường . Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho trẻ bị bệnh đái tháo đường . Nó giúp trẻ quản lý cân nặng và ngăn chất béo dư thừa trong cơ thể . Nó cũng cải thiện sức khỏe tim mạch , giúp tâm trạng tốt hơn , giảm căng thẳng và giúp kiểm soát lượng đường trong máu . Hãy hỏi bác sĩ về các bài tập thể dục phù hợp .

Quan điểm : Chế độ ăn ít tinh bột tốt cho trẻ mắc bệnh đái tháo đường , vì thế trẻ nên tránh ăn tinh bột

Sự thật : Tinh bột là nguồn năng lượng được ưa thích của cơ thể và thực phẩm chứa tinh bột cần cung cấp khoảng 50 đến 60% lượng calo một người cần mỗi ngày . Chế độ ăn kiêng ít tinh bột có xu hướng ăn tăng quá nhiều chất đạm và chất béo . Theo một chế độ ăn giàu chất béo và chất đạm cao trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim và thận ở tuổi trưởng thành (những bệnh mà người bị đái tháo đường có nguy cơ mắc cao) . Những người mắc bệnh đái tháo đường nên tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng . Thông thường , điều này có nghĩa là chấp nhận một kế hoạch ăn uống giúp họ cân bằng lượng tinh bột với thuốc và tập thể dục để đạt được khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường tốt nhất .

Quan điểm : Có cách trị dứt bệnh đái tháo đường nhưng bác sĩ không cho mọi người biết

Sự thật : Cho dù bạn có nghe hay nhìn thấy gì trên internet , sự thật là không có cách chữa cho bệnh tiểu đường . Nhiều nhà khoa học và các nhà nghiên cứu đã cống hiến sự nghiệp của mình để tìm ra phương pháp chữa bệnh đái tháo đường và họ đã có nhiều tiến bộ trong nghiên cứu bệnh này . Tuy nhiên , cách duy nhất để kiểm soát bệnh tiểu đường bây giờ là tiêm insulin và uống thuốc theo toa , ăn một chế độ ăn uống cân bằng , tập thể dục nhiều và kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên . Cho đến khi thực sự có một cách chữa bệnh cho bệnh đái tháo đường , bạn hãy cố gắng hết sức để kiểm soát bệnh đái tháo đường của con bạn bằng các phương pháp hiện có .

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề :

  • 7 dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Những điều bạn cần biết về bệnh tiểu đường
  • Tránh xa bệnh tiểu đường , 5 mẹo hay cần biết!

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper