1. Rung nhĩ là gì?
Rung nhĩ là một trong những dạng rối loạn nhịp tim phổ biến nhất trên lâm sàng. Ở người bình thường, tim có 4 buồng, gồm 2 tâm nhĩ ở trên và 2 tâm thất lớn hơn ở phía dưới, nhận máu từ tâm nhĩ và bơm máu lên phổi để trao đổi khí nếu là tâm thất phải hoặc bơm máu giàu oxy đi nuôi các cơ quan khác trong cơ thể. Để đảm bảo chức năng của mình, các buồng tim phải hoạt động co bóp nhịp nhàng và đồng bộ nhờ vào khả năng tự phát nhịp và dẫn truyền xung động đi đến mọi tế bào cơ tim. Nút xoang là nút chủ nhịp với tần số phát xung khoảng 60 - 100 nhịp/ phút, tuy nhiên trong bệnh rung nhĩ, vai trò chủ nhịp thuộc về nhiều điểm khác nhau trong hai buồng nhĩ. Chúng tự phát xung với tần số cao không đều, khoảng 350 - 600 nhịp/ phút, khiến tâm nhĩ rơi vào trạng thái kích thích liên tục, tâm nhĩ rung lên và co bóp không hiệu quả. Các xung động này khi được được dẫn truyền xuống tâm thất cũng làm cho tâm thất co bóp với tần số nhanh hơn bình thường. Giảm lượng máu đi nuôi cơ thể vì tâm thất không co bóp nhịp nhàng và đồng bộ, gây ra tình trạng hạ huyết áp đột ngột, nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ một phần các xung động được truyền qua bó nhĩ thất đến tâm thất, tần số co bóp của tâm thất không đều và nhanh, thường < 200 nhịp / phút.
2. Đối tượng nguy cơ của rung nhĩ
Đến nay, nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của rung nhĩ chưa thực sự được hiểu rõ. Tuy nhiên, nhiều yếu tố đã được chứng minh có mối liên quan làm tăng khả năng mắc bệnh rung nhĩ trên lâm sàng. Các yếu tố nguy cơ của rung nhĩ không được xem là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rung nhĩ . Người sở hữu các yếu tố sau đây được gọi là đối tượng nguy cơ của rung nhĩ , bao gồm:
- Người lớn tuổi, thường trên 60 tuổi
- Tăng huyết áp
- Bệnh lý động mạch vành
- Bệnh van tim
- Sau phẫu thuật tim, lồng ngực
- Suy tim
- Đái tháo đường
- Bệnh phổi mạn
- Nghiện rượu, dùng các chất kích thích
- Bệnh tuyến giáp như cường giáp
- Bệnh lý toàn thân khác
Đối tượng nguy cơ của bệnh rung nhĩ là những người có khả năng cao mắc phải bệnh rung nhĩ và dễ tiến triển đến nhiều biến chứng khi có bệnh.
Tuy nhiên, ghi nhận trên lâm sàng, nhiều bệnh nhân rung nhĩ không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào. Vì thế, kể cả những người trẻ, đang có lối sống lành mạnh và tích cực cũng có khả năng mắc bệnh rung nhĩ và cần đến khám tại các cơ sở y tế ngay khi có bất thường.
Chẩn đoán rung nhĩ không khó nhưng điều trị và dự phòng biến chứng rung nhĩ là một thách thức. Khi rung nhĩ tiến triển trong một thời gian dài, các triệu chứng thường dai dẳng và khó điều trị hơn.
3. Mối liên hệ giữa rung nhĩ và đột quỵ não
Đột quỵ não và bệnh rung nhĩ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Theo nhiều thống kê, rung nhĩ làm tăng nguy cơ bị đột quỵ lên đến 5 lần so với người bình thường. Rung nhĩ là nguyên nhân đưa đến đột quỵ, chiếm khoảng 25% trong tổng số các trường hợp.
Đột quỵ não là biến chứng nguy hiểm của rung nhĩ , để lại hậu quả nặng nề lên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau đó. Đây cũng là bệnh lý hàng đầu gây nên tình trạng tổn thương thần kinh kéo dài ở người trưởng thành, là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai ở Việt Nam, sau bệnh lý tim mạch.
Trong bệnh lý rung nhĩ , khối cơ của tâm nhĩ rơi vào trạng thái rung thay vì co bóp từng nhát hiệu quả do sự kích thích liên tục của nhiều vị trí tại hai buồng nhĩ. Máu không được đưa xuống tâm thất và ứ đọng lại bên trong hai tâm nhĩ. Tình trạng này kích thích quá trình tăng đông máu, hình thành những cục máu đông nhỏ ở tâm nhĩ. Những cục máu đông này một khi được bơm vào hệ tuần hoàn sẽ có cơ hội đi đến các mạch máu não, gây tắc mạch và đưa đến đột quỵ theo dạng nhồi máu não , làm chết nhu mô não do không đủ máu nuôi dưỡng.
Một số bệnh nhân chỉ biểu hiện các triệu chứng thần kinh thoáng qua, không quá 24 giờ, được gọi là thiếu máu não thoáng qua. Những bệnh nhân này có khả năng cao gặp phải đột quỵ thực sự trong tương lai.
Ngoài ra, khi đến những cơ quan khác trong cơ thể, chúng đều có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim hay nhồi máu phổi.
4. Chẩn đoán rung nhĩ
Chẩn đoán một trường hợp bệnh nhân rung nhĩ không quá khó. Bác sĩ thường dựa vào cả triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng để kết luận một bệnh nhân có bị rung nhĩ hay không. Rung nhĩ thường được phát hiện khi người bệnh có cảm giác hồi hộp đánh trống ngực do tim đập nhanh, kèm khó thở và thở hụt hơi. Khi rung nhĩ có đáp ứng thất nhanh, người bệnh thường dễ choáng váng, đau ngực, tụt huyết áp và vã mồ hôi. Rung nhĩ mạn tính không được điều trị sẽ dẫn đến suy tim do buồng tim giãn rộng, chức năng co bóp giảm. Lúc này cảm giác khó thở tăng lên, giảm khả năng hoạt động thể lực và phù cũng có thể xuất hiện.
Điện tâm đồ (ECG) là phương tiện đơn giản thường được dùng trên lâm sàng để chẩn đoán rung nhĩ. Điện cực được mắc ở các vị trí phù hợp để ghi lại hoạt động điện của tim. Một điện tâm đồ điển hình của bệnh nhân rung nhĩ quan sát được sự thay thế sóng P bình thường bằng các sóng f nhỏ lăn tăn, tần số rất nhanh khoảng 350 - 600 nhịp/ phút. Phức bộ QRS không đều và có biến đổi tùy theo đáp ứng thất hoặc những rối loạn nhịp tim khác kèm theo. Holter điện tâm đồ hoạt động với cơ chế tương tự điện tâm đồ, nhưng hoạt động điện của tim được ghi lại trong một khoảng thời gian dài hơn, khoảng từ một ngày đến hàng tuần. Vì thế holter điện tâm đồ có khả năng phát hiện được các cơn rung nhĩ hoặc các rối loạn nhịp khác.
5. Điều trị bệnh rung nhĩ
Điều trị rung nhĩ không đơn giản như chẩn đoán, cần đồng thời tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Kiểm soát nhịp tim: Chuyển nhịp từ rung nhĩ về nhịp xoang là việc làm cần thiết. Trong trường hợp các cơn rung nhĩ, chuyển nhịp có thể thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau như sốc điện, thuốc hoặc can thiệp đốt bằng sóng radio cao tần phá hủy các ổ phát xung của cơ tâm nhĩ. Khả năng thành công của việc chuyển nhịp giảm dần theo thời gian mắc bệnh rung nhĩ của người bệnh.
- Phòng ngừa biến chứng của rung nhĩ: Đây là mục tiêu điều trị ưu tiên hàng đầu trong bệnh rung nhĩ . Cục máu đông dễ hình thành và gây tắc các mạch máu quan trọng trong cơ thể như tắc mạch não gây đột quỵ , tắc mạch vành gây nhồi máu cơ tim, ... Phương pháp thường dùng để dự phòng huyết khối là các thuốc chống đông đường uống như thuốc kháng vitamin K, thuốc ức chế thrombin hay thuốc ức chế yếu tố X. Bệnh nhân khi sử dụng thuốc chống đông cần tuân theo lời dặn dò và tái khám đúng theo hẹn với bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều thuốc.
Bệnh nhân sẽ được đánh giá thêm các yếu tố nguy cơ khác kèm theo. Bác sĩ chuyên khoa tim mạch sẽ lên kế hoạch điều trị rung nhĩ và giảm thiểu khả năng mắc rung nhĩ của người bệnh.
Các loại thuốc chống đông đường uống là phương pháp phổ biến nhất có vai trò ức chế quá trình đông máu ở bệnh nhân rung nhĩ. Quyết định lựa chọn thuốc phụ thuộc vào tình trạng bệnh rung nhĩ hiện tại, tuổi, thể trạng toàn thân và các bệnh lý mạn tính kèm theo. Người bệnh đang sử dụng thuốc chống đông cần được tư vấn bởi bác sĩ về các lợi ích và nguy cơ của thuốc, tránh việc tự ý ngưng hoặc tăng liều thuốc khi đang dùng và cần tái khám để kiểm tra chức năng đông cầm máu định kỳ.
Dự phòng đột quỵ não là mục tiêu được ưu tiên khi quản lý một bệnh nhân rung nhĩ. Hiện nay, Chụp cộng hưởng từ - MRI/MRA được coi là công cụ “vàng” tầm soát đột quỵ não . MRI được sử dụng để kiểm tra tình trạng hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt có giá trị trong chụp ảnh chi tiết não hoặc thần kinh cột sống . Do có độ phân giải và tương phản tốt nên hình ảnh MRI cho phép phát hiện ra các điểm bất thường ẩn sau các lớp xương mà các phương pháp tạo ảnh khác khó có thể nhận ra. MRI có thể cho kết quả chuẩn xác hơn so các kỹ thuật dùng tia X (ngoại trừ kỹ thuật chụp DSA đánh giá mạch máu ) trong chẩn đoán các bệnh lý não, tim mạch, đột quỵ,... Hơn nữa, quá trình chụp bằng MRI không gây tác dụng phụ như trong chụp X-quang hay cắt lớp vi tính (CT).
hiện đang sở hữu Hệ thống chụp MRI 3.0 Tesla
Cứu sống người bệnh bị 2 lần đột quỵ não liên tiếp ; Ứng cứu nữ du khách nước ngoài thoát khỏi “cửa tử” đột quỵ ;...