1. Biến chứng có thể gặp sau khi thay van tim
Cũng như nhiều phẫu thuật khác, thay van tim cũng có những rủi ro nhất định, nhưng nhìn chung phẫu thuật thay van ngày nay khá an toàn. Với các phương pháp thay van tim 2 lá, 3 lá qua ống thông, hay thay van động mạch chủ qua da (TAVI), không làm người bệnh mất sức nhiều và thời gian can thiệp cũng rất nhanh, ít gây nguy hiểm so với phương pháp mổ hở.
Phần lớn những rủi ro sau thay van là do tác dụng phụ của thuốc chống đông, hoặc sử dụng liều thuốc chống đông chưa phù hợp hoặc người bệnh bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.
- Kẹt van tim do cục máu đông
Trường hợp huyết khối làm kẹt van tim nhân tạo chiếm 0,3 – 1,3% bệnh nhân thay van tim mỗi năm, chủ yếu gặp ở người dừng thuốc chống đông đột ngột hoặc có thay đổi liều chống đông. Các dấu hiệu cảnh báo kẹt van tim do huyết khối mà người bệnh có thể gặp phải gồm:mệt mỏi hoặc khó thở tăng nặng hơn, kéo dài trong vài ngày. Trường hợp bệnh nhẹ có thể điều trị bằng thuốc tiêu huyết khối, trường hợp nặng cần mổ thay van lần 2 hoặc mổ lấy huyết khối . Vì vậy, nếu người bệnh sau thay van tim nếu thấy có dấu hiệu kể trên cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.
- Đột quỵ
Đây là tình trạng khá phổ biến sau thay van tim, hậu quả của việc cục máu đông quanh van cơ học bong ra, theo dòng máu làm tắc nghẽn mạch máu não. Đột quỵ rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao và để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh sau điều trị. Những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ mà người bệnh cần đặc biệt chú ý.
-
- Có cảm giác tê vùng mặt, chân tay hoặc cả nửa người một cách đột ngột.
- Ngất xỉu, mất ý thức, thờ ờ hoặc nhầm lẫn trong việc trả lời các câu hỏi.
- Mắt nhìn mờ, nhìn đôi, nhìn ba.
- Chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng hoặc gặp khó khăn trong việc phối hợp động tác.
- Đau đầu dữ dội.
- Nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim có thể xảy ra đột ngột, không có dấu hiệu rõ ràng nhưng cũng có thể khởi phát từ những cơn đau ngực âm ỉ, cảm giác nặng ngực hay khó chịu vùng ngực. Người bệnh thậm chí không để ý đến, hoặc chủ quan không thăm khám cho đến khi tình trạng bắt đầu trở nên nặng hơn.
Những triệu chứng nhồi máu cơ tim mà người bệnh cần đặc biệt chú ý gồm:
Cơn đau tim có thể đi kèm cảm giác khó thở, đổ mồ hôi lạnh khắp người, hoa mắt, buồn nôn,... Nếu xuất hiện các triệu chứng kể trên cần đưa người bệnh đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức.
- Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
Là tình trạng nhiễm khuẩn trên bề mặt nội mạc của tim. Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn rất nguy hiểm, có thể làm loét chân van, sùi mép van vì thế người bệnh cần dự phòng bằng cách dùng thuốc kháng sinh trước và sau thủ thuật có liên quan đến chảy máu. Giữ vệ sinh răng miệng để phòng biến chứng này. Vì thế, người bệnh cần phải dùng kháng sinh dự phòng trước và sau khi thực hiện thủ thật.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn mà người bệnh cần chú ý:
-
- Sốt cao nhiều ngày không rõ nguyên nhân, ớn lạnh, đau nhức xương khớp, chán ăn, mệt mỏi...
- Biến chứng viêm nội tâm mạc rất nguy hiểm, bởi vậy nếu bạn có dấu hiệu kể trên thì cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị.
1.2. Xuất huyết khi dùng thuốc chống đông kéo dài
Nguy cơ chảy máu ở bệnh nhân thay van khoảng 1%, thường gặp ở van cơ học nhiều hơn. Những người bệnh này cần được theo dõi cẩn thận.
1.3. Van bị thoái hóa
Van sinh học có tuổi thọ ngắn hơn van cơ học và thoái hóa dần theo thời gian, tuổi thọ của các van sinh học trung bình từ 8 - 10 năm sau mổ. Hiện tại, theo các chuyên gia tim mạch số lượng người bệnh thay van sinh học là khá ít, chỉ trừ một số trường hợp đặt biệt khác.
1.4. Biến chứng hở cạnh chân van
Biến chứng này xảy ra khi có tuột chỉ khâu van, nhiễm khuẩn, xơ hóa hoặc canxi hóa xung quanh vòng van. Biến cố này là lành tính nếu chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ nhưng nếu bị nặng cần mổ lại.
2. Cách phòng tránh biến chứng sau phẫu thuật thay van tim
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ thay van tim rất quan trọng nhằm nhanh chóng cải thiện sức khỏe, giảm thiểu rủi ro.. Theo các chuyên gia tim mạch, bệnh nhân cần có phương pháp phòng ngừa, cụ thể như sau:
Phòng viêm nội tâm mạc
- Chăm sóc tốt sức khỏe răng miệng, kiểm tra răng miệng thường xuyên và đánh răng với kem đánh răng kháng khuẩn hai lần mỗi ngày
- Tránh xỏ khuyên (lỗ tai, khuyên mũi, khuyên rốn) và xăm mình.
- Không tự ý tiêm bất kỳ loại thuốc nào nếu không được sự đồng ý của bác sĩ
- Nếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào cần báo ngay cho bác sĩ để được điều trị sớm.
Phòng đột quỵ và nhồi máu cơ tim
- Uống thuốc chống đông đúng chỉ định
- Tái khám thường xuyên theo yêu cầu của bác sĩ
- Thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần đến bệnh viện ngay, không chủ quan vì các biến chứng này đều rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời.Kiểm soát tốt huyết áp, mỡ máu; dùng thuốc nếu có yêu cầu, ăn nhạt, ăn giảm mỡ và đo áp huyết thường xuyên.
3. Khi nào cần tái khám?
Trước tiên, bệnh nhân cần ý thức được việc sử dụng thuốc chống đông sau phẫu thuật thay van cơ học là vấn đề rất quan trọng. Ngay sau mổ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống đông và theo dõi hàng ngày trong thời gian nằm viện để điều chỉnh liều phù hợp với từng bệnh nhân.
Khi bệnh nhân đạt chỉ số ổn định sẽ được ra viện và có lịch hẹn tái khám. Bệnh nhân phải tái khám đúng theo lịch và uống thuốc chống đông đúng theo đơn của bác sĩ, uống đúng liều lượng, uống đều đặn, không được ngưng thuốc đột ngột vì bất cứ lý do gì nếu không có ý kiến của bác sĩ.
Nếu bệnh nhân thấy có những dấu hiệu như: Chảy máu chân răng (tự nhiên hay sau khi đánh răng), chảy máu mũi, nổi vết bầm dưới da, đi ngoài phân đen sệt, nôn ra máu, tiểu đỏ, lượng máu hành kinh ra nhiều...(có thể do dùng thuốc quá liều) hoặc thấy tức ngực, khó thở... (có thể bị kẹt van) thì cần đến bệnh viện ngay để bác sĩ tim mạch kiểm tra và điều trị.
Bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông không nên tự uống thuốc khác (kể cả các loại thuốc bổ, vitamin), khi cần dùng thuốc phải hỏi ý kiến của bác sĩ và xem kỹ hướng dẫn sử dụng.
Khi bệnh nhân phải vào bệnh viện (vì tai nạn, bệnh tật...), phải báo cho bác sĩ biết là đang dùng thuốc chống đông máu và đang mang van tim nhân tạo.
Nếu phụ nữ muốn có con phải báo ngay cho bác sĩ để có chỉ dẫn cụ thể, nhất là đến ngày sinh đẻ.
Chế độ ăn ảnh hưởng đến kết quả điều trị
Ngoài tuân thủ việc uống thuốc thường xuyên và đều đặn, chế độ ăn cũng rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả dùng thuốc chống đông.
- Các thực phẩm có thể ảnh hưởng đến thuốc chống đông
Nhiều loại thực phẩm chứa vitamin K gây cản trở tác dụng của thuốc này. Bệnh nhân nên hạn chế ăn các loại rau quả có lá màu xanh sẫm có nhiều vitamin K. Bệnh nhân cần ăn lượng rau trong khẩu phần hàng ngày tương đối đều nhau, tránh thay đổi nhiều trong các bữa ăn.
- Những điều cần lưu ý sau phẫu thuật
Trong thời gian nằm viện
- Tập thở sâu và tập ho: Ho làm giảm tình trạng ứ máu tại phổi, giảm nguy cơ viêm phổi.
- Khi ngủ nên nằm nghiêng một bên và thường xuyên trở mình vài tiếng một lần.
- Sau mổ 2 ngày có thể đi bộ quãng ngắn.
đã thực hiện kỹ thuật thay van tim (van hai lá và van động mạch chủ) đạt được kết quả rất khả quan với tỷ lệ thành công ca mổ lên đến 90%, tỷ lệ bảo tồn van động mạch phổi cao.
Cùng với đó là sự hỗ trợ từ hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại được bệnh viện đầu tư phục vụ cho các ca phẫu thuật: Hệ thống tim phổi nhân tạo HR20 của Maquet, Máy gây mê Avance CS2, Máy thở R860 của GE , Phòng mổ Hybrid IGS730 hiện đại nhất thế giới