Đau thắt ngực

Rối loạn tiêu hóa sau ăn có nguy hiểm không?
Photo by Charl Folscher on Unsplash

Rối loạn tiêu hóa sau ăn có nguy hiểm không?

Đau bụng, đi ngoài, sốt sau ăn, phân sống, mệt mỏi là dấu hiệu của các bệnh tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích (IBS), rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng mãn tính. IBS gây đau bụng, tiêu chảy tái phát. Rối loạn tiêu hóa gây táo bón, tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi. Viêm đại tràng mãn tính gây đau bụng kéo dài, phân bất thường, mệt mỏi.

Đau bụng, đi ngoài sau ăn: Dấu hiệu bệnh tiêu hóa?

Bạn thường xuyên bị đau bụng, đi ngoài kèm sốt sau khi ăn? Tình trạng phân sống hoặc lỏng, không thành khuôn, kèm theo cảm giác đau bụng và luôn có cảm giác buồn đi vệ sinh? Cơ thể bạn luôn mệt mỏi? Tất cả những dấu hiệu trên đều là tín hiệu cảnh báo một số bệnh lý về đường tiêu hóa mà bạn không nên bỏ qua.

1. Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Hội chứng ruột kích thích (Irritable Bowel Syndrome - IBS) là một bệnh lý liên quan đến tình trạng rối loạn quá trình tiêu hoá. Bệnh dễ kích động đến đại tràng, gây tăng co bóp, làm cho quá trình phản ứng với thức ăn của cơ thể trở nên thái quá. Hiện tượng này có thể xảy ra với một số loại thức ăn nhất định hoặc do tinh thần người bệnh đang căng thẳng. Các biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy… dễ tái phát dù ruột không bị tổn thương.

Theo Mayo Clinic, IBS là một rối loạn chức năng tiêu hóa phổ biến, ảnh hưởng đến đại tràng. Nguyên nhân chính xác của IBS chưa được biết rõ, nhưng các yếu tố như căng thẳng, chế độ ăn uống và các vấn đề về nhu động ruột có thể đóng một vai trò quan trọng.

Bệnh có thể đi kèm với một số bệnh nghiêm trọng khác như viêm đại tràng vi thể, ung thư đại - trực tràng, u tụy, bệnh sỏi mật,… Triệu chứng chủ yếu của bệnh bộc lộ ở các biểu hiện rối loạn chức năng tiêu hoá trên toàn bộ ống tiêu hoá.

  • Triệu chứng ở phần trên ống tiêu hóa: Thường gây trào ngược dạ dày, gây khó tiêu, đầy bụng làm bệnh nhân khó chịu vùng bụng, xuất hiện các cơn đau quặn quanh rốn. Khi ăn xong thường có cảm giác đau bụng quằn quại.
  • Triệu chứng ở phần dưới ống tiêu hóa: Khi đi đại tiện, người bệnh cảm thấy chướng bụng hoặc giảm đau. Bệnh khiến cho đại tràng co thắt hoặc bị kích thích gây ra tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc cứng. Số lần đi đại tiện cũng bị thay đổi thất thường.

Một số triệu chứng chứng tỏ bệnh đã ở mức nặng, đáng báo động như sụt cân, chán ăn, phân có nhầy máu, thường xuyên trong trạng thái phân nhỏ dẹt. Bệnh càng trở nên nguy hiểm nếu bệnh nhân còn trẻ, trong gia đình từng có người bị ung thư đại tràng. Xét nghiệm thấy thiếu máu, tốc độ máu lắng tăng, tăng bạch cầu.

2. Rối loạn tiêu hóa

Bất cứ trục trặc nào xảy ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn cũng đều được gọi là rối loạn tiêu hóa. Nhiều rối loạn có thể đồng thời ảnh hưởng đến một số bộ phận của hệ thống tiêu hóa, trong khi các rối loạn khác chỉ ảnh hưởng đến một bộ phận hoặc cơ quan duy nhất.

Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp bao gồm:

2.1. Rối loạn đại tiện

Bệnh nhân luôn cảm thấy đau nặng bụng từng cơn, lúc thì táo bón, lúc thì tiêu chảy, việc đi đại tiện không diễn ra một cách đều đặn như trước. Bệnh nhân có thể bị táo bón nhiều hơn tiêu chảy hoặc ngược lại. Bệnh tiến triển từ từ rồi sau đó nặng dần lên.

2.2. Đau bụng

Thông thường, cơn đau vùng bụng có thể diễn ra âm ỉ, đôi lúc thì bộc phát dữ dội. Vị trí đau thường ở vùng bụng dưới bên trái, thường xuyên đau bụng đi ngoài sau khi ăn. Cơn đau có thể lan ra phía sau lưng trong một số trường hợp.

2.3. Đầy hơi, khó tiêu

Đầy hơi là một trong những triệu chứng điển hình của rối loạn tiêu hóa. Bệnh nhân có biểu hiện bụng căng to, ợ hơi liên tục hoặc trung tiện nhiều.

3. Viêm đại tràng mãn tính

Không giống như viêm đại tràng cấp tính có thể dễ dàng chữa khỏi, không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt, viêm đại tràng mãn tính có nhiều tín hiệu đặc trưng:

3.1. Đau bụng kéo dài

Người bệnh thường bị đau dọc theo khung đại tràng, vị trí nửa khung đại tràng trái và hai hố chậu. Cơn đau xuất hiện theo cơn, đau quặn nhiều lần, có khi đau âm ỉ, cơn đau giảm bớt khi đi tiêu.

Đặc biệt, bệnh nhân sẽ cảm thấy bụng luôn căng trướng, căng tức rất khó chịu, nhất là khu trú dọc khung đại tràng.

3.2. Phân bất thường

Viêm đại tràng mãn tính gây biểu hiện rõ nhất ở phân, nhưng cũng rất đa dạng, chủ yếu là đi tiêu ra phân lỏng, nhiều lần trong ngày, nhiều trường hợp có thể bị táo bón, mót rặn, phân có máu, có nhầy hoặc không kèm nhầy.

Có những bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính vừa bị táo bón xen kẽ với tiêu phân lỏng, nhìn chung phân không ổn định làm bệnh nhân không thấy thoải mái sau khi đi tiêu.

3.3. Cơ thể mệt mỏi, suy nhược

Viêm đại tràng mãn tính là bệnh đường tiêu hóa ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng nên biểu hiện suy nhược, mỏi mệt cơ thể cũng rõ ràng.

Theo đó, bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính thường thấy chán ăn, ăn uống kém, toàn thân mệt mỏi, đầy bụng, giảm trí nhớ, ăn ngủ kém, hay cáu gắt, lo lắng…

Có những bệnh nhân viêm đại tràng mãn tính kéo dài còn bị suy giảm rõ ràng, thể trạng gầy sút, hốc hác thiếu sức sống.

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2025 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper