Đau thắt ngực

Stent động mạch vành tồn tại bao lâu trong cơ thể

Khó để dự đoán đặt stent mạch vành được bao lâu vì tuổi thọ stent tùy thuộc vào loại phủ thuốc hay loại thường, nhưng chắc chắn stent sẽ tồn tại lâu dài mà không phải thay mới, nếu người bệnh sử dụng thuốc đều đặn, kết hợp với chế độ ăn, tập luyện tốt.

1. Stent mạch vành là gì?

Stent mạch vành là các ống lưới làm bằng kim loại hay polyme có phủ thuốc hoặc không phủ thuốc, được sử dụng làm giá đỡ trong lòng động mạch để chống tắc hẹp.

Đặt stent mạch vành là kỹ thuật can thiệp mạch vành qua da bằng cách đưa bóng và stent vào vị trí động mạch vành tắc nghẽn, nhằm mở rộng lòng mạch cho máu lưu thông đến vùng cơ tim thiếu máu. Đồng thời giúp người bệnh tránh được nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc giảm thiểu vùng tim bị hoại tử và cho phép người bệnh hoạt động trở lại mà không xuất hiện cơn đau thắt ngực.

2. Tuổi thọ của Stent thay đổi do nhiều yếu tố

Sự tăng mô sẹo và hình thành cục máu đông : Quy trình đặt stent mạch vành có thể làm thành mạch bị tổn thương và để lại sẹo, khiến cho mạch máu bị hẹp hơn. Sự hình thành cục máu đông cũng gây mất hoặc làm giảm tác dụng của stent.

Mảng xơ vữa tăng sinh: Mảng xơ vữa có thể phát triển ngay trên vị trí đặt stent hoặc ở những chỗ khác trong lòng mạch. Điều này xảy ra do lối sống thiếu khoa học, điều trị kém hoặc do chính cơ địa của bệnh nhân.

Hẹp ngay trong lòng stent: Lý do tái hẹp ở vị trí đặc biệt này có rất nhiều, như: loại stent, lối sống, ăn uống, tuân thủ điều trị hay cơ địa. Nhưng chính yếu vẫn là do bệnh nhân không dùng thuốc chống huyết khối đúng chỉ định.

Các trường hợp đã đặt stent đều phải dùng 2 thuốc kháng tiểu cầu kép là aspirin và clopidogrel ít nhất 1 tháng với stent thường và ít nhất 6 tháng với stent phủ thuốc. Thậm chí nếu có hội chứng mạch vành cấp thì thời gian này phải nâng lên 12 tháng và chỉ được ngừng dùng khi có chỉ định.

Mặt khác, nguy cơ tái hẹp cũng tăng lên theo số lượng stent đặt.

Sự hình thành cục máu đông có thể gây mất hoặc làm giảm tác dụng của stent.

3. Stent động mạch vành tồn tại được bao lâu?

Stent động mạch vành làm bằng kim loại, chính vì vậy nó sẽ tồn tại vĩnh viễn trong lòng động mạch vành (Trừ Stent tự tiêu sẽ tiêu biến sau 2 năm). Thông thường stent sẽ ổn định động mạch vành rất lâu (10-15 năm) tuy vậy nếu bệnh nhân và bác sĩ kiểm soát không tốt các yếu tố gây xơ vữa động mạch vành thì thời gian trên sẽ giảm xuống (có thể chỉ còn vài tháng). Các yếu tố có thể gây nên tái hẹp stent: hút thuốc lá, ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, uống thuốc không đầy đủ, kiểm soát không tốt bệnh lý đái tháo đường, huyết áp cao hay rối loạn lipid máu kèm theo, stent phủ không hết vùng tổn thương, lối sống tĩnh tại,...

Trong đó cần nhấn mạnh rằng hút thuốc lá là yếu tố gây tái hẹp stent hàng đầu, thời gian đầu sau đặt stent bệnh nhân cần uống thuốc kháng tiểu cầu kép (Aspirin kết hợp với Clopidogrel hoặc Ticagrelor). Stent là vật lạ đối với cơ thể, nếu không sử dụng kháng tiểu cầu kép, tiểu cầu và hồng cầu sẽ tới bám vào stent và tạo huyết khối tắc mạch – một biến chứng cực kỳ nguy hiểm, gây tử vong cao. Chính vì vậy bệnh nhân cần phải tuân thủ nghiêm ngặt việc uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

4. Các loại stent mạch vành tim được sử dụng

Stent kim loại trần hay stent phủ thuốc là hai loại stent được dùng phổ biến. Ngoài ra, còn có thêm các loại stent thế hệ mới ra đời nhằm khắc phục nhược điểm của các loại stent thế hệ đầu.

4.1. Stent kim loại trần (Bare metal stent – BMS)

Là loại stent mạch vành thế hệ đầu, được làm từ kim loại trần (thường là thép không gỉ) và không có lớp phủ đặc biệt. Tỷ lệ tái tắc hẹp sau đặt stent này khá cao, khoảng 30% số người bệnh sử dụng stent thường bị tái hẹp lòng động mạch vành trong vòng 6 tháng sau khi đặt.

4.2. Stent phủ thuốc (Drug Eluting Stent, DES)

Loại stent này có khung kim loại giống với stent thường nhưng không được phủ thuốc bên ngoài có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển quá mức của mô sẹo trong động mạch. Điều này sẽ đảm bảo lưu thông máu tốt hơn và làm giảm nguy cơ tái hẹp xuống 10%.

4.3. Stent tự tiêu (stent sinh học)

Là loại stent cấu tạo từ khung polymer đặc biệt, có khả năng tự tiêu hoàn toàn trong cơ thể trong thời gian nhất định, từ đó giúp mạch vành khôi phục trở lại với đặc tính tự nhiên ban đầu.

4.4. Stent trị liệu kép

Đây là loại stent thế hệ mới nhất, ở mặt ngoài của stent (mặt tiếp giáp với lòng mạch) được phủ thuốc nhằm ngăn chặn sự phát triển của mô sẹo, mặt bên trong được phủ kháng thể nên thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương trong lòng mạch tốt, ít tái hẹp.

Stent mạch vành tim có nhiều loại khác nhau

5. Chăm sóc như thế nào để kéo dài tuổi thọ của Stent trong cơ thể?

Chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent mạch vành có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc kéo dài tuổi thọ của stent và chính bản thân người bệnh.

5.1. Thuốc cho người đặt stent

Thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc chống đông sau đặt stent là bắt buộc, nhất định phải tuân thủ.

Ngoài ra, người có các bệnh mắc kèm khác như mỡ máu, huyết áp cao, tiểu đường, suy tim,... cũng cần phải dùng thêm thuốc điều trị.

5.2. Ăn uống đóng vai trò then chốt

  • Thức ăn cho người đặt stent giống như con dao hai lưỡi, có thể góp phần bảo tồn tuổi thọ của stent nhưng cũng có thể làm tăng nguy cơ tái hẹp.
  • Hãy ăn nhiều chất xơ hơn, điều này làm giảm sự hấp thu chất béo và làm sạch lòng mạch. Chất xơ có nhiều ở rau củ, trái cây, gạo lứt và các loại ngũ cốc nguyên cám
  • Đừng lạm dụng thức uống kích thích, cà phê, nước ngọt hay nước có gas, chúng có thể khiến quá trình tổn thương mạch máu tăng lên. Uống nước lọc và trà xanh sẽ tốt hơn nhiều.
  • Nói không với chất béo động vật, không chỉ ở mỡ mà còn chứa trong da, nội tạng và thịt màu đỏ đậm. Nói như vậy không có nghĩa là kiêng chất béo hoàn toàn, vì cơ thể vẫn cần hợp chất này cho nhiều hoạt động khác. Hãy bổ sung chất béo lành mạnh thông qua các loại hạt óc chó, hạt hạnh nhân, đậu phộng, hạt điều,... và dầu oliu, hướng dương,...
  • Ăn cá thường xuyên hơn, ít nhất là 3 bữa mỗi tuần. Đây cũng là nguồn đạm nạc cùng chất béo omega – 3 cực kỳ có lợi cho tim và não.
  • Tập thói quen ăn nhạt và ít đường, nó giúp hạn chế tăng huyết áp và tiểu đường ở bệnh nhân tim.

5.3. Cần phải tập thể dục thường xuyên

Lưu ý sau đặt stent mạch vành vẫn nên vận động vừa sức. Rèn luyện giúp tăng tính chịu đựng của tim cũng như thúc đẩy lưu thông máu.

Bạn có thể hoạt động theo bất kỳ hình thức nào, khởi đầu nhẹ nhàng với 30 phút, sau đó tăng dần mức độ, cường độ lên.

Lý tưởng nhất là đi bộ nhanh vì nó giúp hình thành hệ thống tuần hoàn bàng hệ, là các mao mạch nhỏ ở vị trí cơ tim thiếu máu. Vì vậy mà tim được tưới máu tốt hơn.

Tập thể dục thường xuyên thúc đẩy lưu thông máu cho người bị bệnh tim

5.4. Nhớ tránh xa căng thẳng

Stress là một trong những thủ phạm gây tổn thương mạch máu, từ đó hạt mỡ xấu, canxi và chất thải chuyển hóa mới có cơ hội lắng đọng ở đây để tạo thành mảng xơ vữa, làm hẹp mạch máu.

Tốt nhất bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi, cởi bỏ những áp lực trong công việc và cuộc sống. Nếu có điều kiện có thể tập thiền, yoga và đi du lịch nhiều hơn.

  • Bệnh viện có đội ngũ nhân viên giỏi, chuyên nghiệm được đào tạo chuyên sâu.
  • Hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại bậc nhất đạt chuẩn quốc tế giúp phát hiện và xử lý kịp thời bệnh mạch vành và những bệnh lý tim mạch khác.
  • Thực hiện kỹ thuật can thiệp mạch với tỷ lệ thành công cao đến 95%, giảm nguy biến chứng sau thủ thuật.

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper