Tiểu đường có thể dẫn đến một loạt các biến chứng. Đau chân và chuột rút thường xảy ra là kết quả của một dạng tổn thương thần kinh gọi là bệnh thần kinh do tiểu đường.
Nếu tiểu đường gây tổn thương cho các dây thần kinh ở cánh tay hoặc chân của bạn, nó được gọi là bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường. Tình trạng này có thể là hậu quả trực tiếp của lượng đường trong máu cao trong thời gian dài (tăng đường huyết) của tiểu đường tuýp 2.
Bên cạnh đau đớn, cảm giác như kiến bò và tê cũng rất phổ biến trong bệnh này. Bệnh thần kinh ngoại biên có thể dẫn đến biến chứng chân và bàn chân nghiêm trọng. Phát hiện tổn thương thần kinh sớm là quan trọng trong việc ngăn ngừa biến chứng có thể đưa đến cắt cụt chân này.
Nếu bạn gặp đau chân và chuột rút liên quan đến bệnh tiểu đường, bạn có các lựa chọn trong việc giảm triệu chứng đau đớn. Việc kiểm soát đau chân do tiểu đường và chuột rút cũng giúp ngăn ngừa chấn thương nghiêm trọng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.
Giảm đau bằng thuốc
Bệnh thần kinh do tiểu đường phổ biến nhất ở chân và bàn chân. Nếu không điều trị và quản lý, nó có thể trở nên suy nhược. Điều quan trọng nhất để bạn có thể giảm nguy cơ của tất cả các biến chứng, kể cả bệnh thần kinh do tiểu đường, là giữ lượng đường trong máu trong phạm vi mục tiêu. Một khi bạn có bệnh thần kinh, kiểm soát đường huyết vẫn rất quan trọng, nhưng có một số bước khác bạn có thể làm để giúp kiểm soát tình trạng này.
Một trong những hành động đầu tiên là kiềm cơn đau bằng thuốc. Các loại thuốc không kê toa, như acetaminophen và ibuprofen, có thể giảm bớt các cơn đau nhẹ đến vừa phải. Đau đớn nghiêm trọng và chuột rút thường xuyên phải đảm bảo sử dụng thuốc kê toa. Một số lựa chọn bao gồm:
- Opioid
- Thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như duloxetine (cymbalta)
- Thuốc chống co giật, như pregabalin (lyrica)
Tìm hiểu chế độ ăn uống bổ sung
Một số chế độ ăn uống bổ sung cũng có thể giúp giảm bớt cơn đau, kể cả chân khó chịu liên quan đến bệnh tiểu đường. Một số chất dinh dưỡng có thể đóng vai trò trong việc sửa chữa các mô thần kinh và thậm chí bảo vệ khỏi các tổn thương trong tương lai. Các nhà khoa học đang điều tra cụ thể các chất bổ sung sau đây để điều trị bệnh thần kinh do tiểu đường:
- Axit alpha-lipoic (ALA)
- Acetyl-L-carnitine
- Vitamin B12
- Vitamin D
ALA là một chất chống oxy hóa đã thu hút được nhiều sự chú ý trong phương pháp điều trị tại nhà cho bệnh tiểu đường. Được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như bông cải xanh và cà rốt, ALA cũng có trong những thực phẩm bổ sung dạng uống. Những người bị bệnh tiểu đường dùng ALA để giúp làm dịu cơn đau và ngăn ngừa tổn thương thần kinh nặng hơn.
Acetyl-L-carnitine giống những hóa chất tự nhiên được tìm thấy trong cơ thể. Nó giúp sản xuất các tế bào thần kinh khỏe mạnh. Chất bổ sung này có nguy cơ tác dụng phụ, chẳng hạn như ói mửa và nó có thể tương tác với thuốc chống đông máu.
Vitamin B12 có mặt trong các loại thịt, cá và giúp hỗ trợ tế bào hồng cầu. Vitamin này cũng có thể thúc đẩy chức năng thần kinh khỏe mạnh để ngăn chặn tổn thương. Metformin, một loại thuốc thường được sử dụng điều trị tiểu đường tuýp 2, đã được biết đến với khả năng làm giảm nồng độ vitamin B12 trong cơ thể. Nói chuyện với bác sĩ để bảo đảm bạn không thiếu B12, vì thiếu B12 có thể dẫn đến tổn thương thần kinh và tương tự như bệnh thần kinh do tiểu đường.
Vitamin D giúp hỗ trợ chức năng thần kinh khỏe mạnh đồng thời cũng làm giảm sưng dẫn đến đau đớn.
Trong bệnh tiểu đường, một chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng cho sức khỏe chung cũng như làm giảm đau chân. Chế độ ăn uống bổ sung không chữa đau chân, và nó vẫn đang được nghiên cứu về tính an toàn và hiệu quả. Hơn nữa, không phải tất cả bệnh nhân đều cần các chất bổ sung này, vì họ hấp thu các chất dinh dưỡng tương đương từ thực phẩm hằng ngày. Điều quan trọng là thảo luận với bác sĩ về các chất bổ sung trước khi sử dụng để điều trị đau chân do tiểu đường – đặc biệt là nếu bạn dùng bất kỳ loại thuốc nào.
Các phương pháp khác điều trị tại nhà
Kiểm soát đau chân và chuột rút do tiểu đường có thể đòi hỏi nhiều hơn việc dùng thuốc và chất bổ sung. Trong khi các phương pháp này có thể làm giảm viêm và đau đớn, chúng có thể mất thời gian để có tác dụng. Ngoài ra, dùng một số thuốc nhất định trong một thời gian dài có thể gây nguy hiểm, chẳng hạn như nhóm thuốc phiện.
Với vật lý trị liệu, bạn có thể tìm hiểu các bài tập nhắm đến mục tiêu giảm bớt sự khó chịu ở chân. Phương pháp điều trị khác bao gồm kích thích điện thần kinh và liệu pháp ánh sáng, có thể được sử dụng trong vật lý trị liệu. Châm cứu là một phương pháp điều trị tiềm năng đang được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng bệnh tiểu đường.
Bạn cũng có thể hành động tại nhà. Sử dụng các phương pháp này để làm giảm đau ở chân:
- Đi bộ ngắn, đi bộ thường xuyên.
- Dùng máy tập thể dục kiểu xe đạp để tăng lưu lượng máu.
- Ngâm chân trong bồn tắm nước ấm.
- Sử dụng giá che chân vào ban đêm để bảo vệ chân bạn khỏi bị những khó chịu gây ra bởi nằm giường.
Kiểm soát đau chân
Điều quan trọng là nói với bác sĩ bất kỳ hình thức đau chân của bạn, ngay cả khi các triệu chứng không can thiệp vào các hoạt động hàng ngày. Chuột rút thường xuyên hoặc cơn đau nhói có thể là biểu hiện bệnh thần kinh do tiểu đường đang xấu đi. Bạn hãy báo cáo các triệu chứng thường gặp với bác sĩ ngay lập tức.
Ngay cả đau chân nhẹ và chuột rút cũng phải thảo luận với đội ngũ chăm sóc sức khỏe. Thậm chí nếu bạn không có bệnh thần kinh, các triệu chứng này có thể là dấu hiệu của bệnh động mạch ngoại biên (PAD). Bệnh tiểu đường khiến bạn có nguy cơ cao hơn mắc phải PAD, là một tình trạng nghiêm trọng đặc trưng bởi tắc nghẽn các mạch máu ở chân. PAD cũng làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Viện Nghiên cứu quốc gia về bệnh tim, phổi và huyết học ước tính rằng cứ ba người lớn mắc bệnh tiểu đường trên 50 tuổi thì có một người bị PAD. Hầu hết mọi người không nhận ra họ có PAD vì dấu hiệu cảnh báo của bệnh rất khó thấy.
Nói chung, hãy đến bệnh viện khi có điều gì bất thường – việc này có thể sẽ cứu sống bạn.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Bài thuốc trị tiểu đường và lối sống lành mạnh giúp bạn sống chung với bệnh dễ dàng
- 10 quan niệm huyễn hoặc về chế độ ăn uống cho người tiểu đường
- Tránh xa bệnh tiểu đường, 5 mẹo hay cần biết!