Bệnh tiểu đường

Giúp trẻ bị bệnh tiểu đường không còn sợ xét nghiệm
Photo by National Cancer Institute on Unsplash

Giúp trẻ bị bệnh tiểu đường không còn sợ xét nghiệm

Trẻ bị bệnh tiểu đường sẽ phải quen với việc thử máu và tiêm insulin, nhưng chúng cũng có thể là một thách thức đối với cha mẹ.Chuẩn bị sẵn sàng.Hãy tiêm thật nhanh.Thay đổi vị trí xét nghiệm và tiêm.Tận dụng tối đa thời gian ở các bữa ăn.Sử dụng insulin ở nhiệt độ phòngHãy thử dùng nước đá.Hãy làm cho trẻ phân tâm.Giữ con gấu bông trên tay.Một phần thưởng.Hãy khen ngợi con nếu con bạn hợp tác tốt.Hãy ôm chúng sau đó.Hãy tìm sự hỗ trợ.

Trẻ bị bệnh tiểu đường sẽ phải quen với việc thử máu và tiêm insulin, nhưng chúng cũng có thể là một thách thức đối với cha mẹ.

Đội ngũ chăm sóc sức khỏe bệnh tiểu đường của trẻ sẽ giúp bạn học cách để quản lý bệnh và giảm thiểu sự đau đớn và lo lắng khi trẻ tiêm và xét nghiệm máu. Đội ngũ chăm sóc cũng có thể cho bạn biết về thử nghiệm công nghệ và các loại thuốc cung cấp sự tiện lợi nhất và ít gây khó chịu nhất.

Bạn và nhóm chăm sóc sức khỏe bệnh tiểu đường có thể cùng nhau tìm thấy các giải pháp thoải mái nhất.

Đối phó với cảm xúc

Khi trẻ em còn quá nhỏ, việc xét nghiệm máu và tiêm thuốc có thể đặc biệt rất khó khăn. Một phụ huynh cần phải thúc ép trẻ để quản lý bệnh tiểu đường, trong đó có thể bao gồm việc kiểm tra thường xuyên và kiểm soát con khi khóc, chống lại và nổi giận.

Học cách làm thế nào để quản lý bệnh tiểu đường là một quá trình. Thậm chí nếu con bạn đã hợp tác với việc xét nghiệm máu và tiêm thuốc một thời gian thì một nỗi sợ hãi mới hay một vấn đề cảm xúc mới xảy ra có thể làm cho việc kiểm tra hoặc tiêm thuốc khó khăn.

Để giúp quản lý cảm xúc về bệnh tiểu đường, kể cả sự tức giận, thất vọng và sợ hãi về việc thử máu và tiêm thuốc, hãy để con bạn biết rằng lo lắng hoặc không thích tiêm hoặc xét nghiệm là bình thường. Bạn hãy nói chuyện cởi mở về những nỗi sợ hãi. Trẻ cần được bày tỏ sự tuyệt vọng của chúng.

Chúng cũng cần được mô tả chi tiết về sự cần thiết về việc phải tiêm và xét nghiệm máu. Ví dụ, bạn có thể giải thích rằng các mũi tiêm và xét nghiệm máu giúp giữ cho con của bạn cảm thấy khỏe hơn trong suốt cả ngày – và nếu không tiêm thì chúng có thể phải nghỉ học ở nhà hoặc bỏ lỡ các hoạt động vì những vấn đề của bệnh tiểu đường.

Trẻ có thể chọn một cây kim, đọc kết quả xét nghiệm đo lượng đường, chọn chỗ hoặc ngón tay để xét nghiệm, hoặc bấm pít tông trên ống tiêm. Khuyến khích con bạn tự kiểm soát nhiều hơn khi đã đến độ tuổi cho phép. Điều này sẽ giúp trẻ sẵn sàng để tự mình xét nghiệm và tiêm thuốc (mặc dù cha mẹ vẫn nên tiếp tục giám sát).

Nếu con của bạn khó chịu hay khóc, bạn có thể bỏ qua việc tiêm thuốc hoặc kiểm tra ít nhất là một lần. Nhưng bạn không nên ngừng đàm phán việc xét nghiệm máu hoặc tiêm thuốc, vì những việc này rất cần thiết và bắt buộc phải làm.

Đôi khi, bạn cần phải tiêm thuốc hoặc thử máu, thậm chí khi con bạn khó chịu và không hợp tác. Sau đó, bạn có thể thưởng cho chúng một thứ gì vui vẻ giống như chơi một trò chơi hoặc đọc sách, và sau đó nói chuyện với con về lý do tại sao chúng lại buồn như vậy.

Nếu con của bạn đặc biệt sợ tiêm và mọi xét nghiệm hay việc tiêm thuốc thực sự rất khó khăn, bác sĩ của bạn, nhà tư vấn hoặc nhân viên y tế chuyên về tâm lý có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.

Có cả cha mẹ (hoặc cha hoặc mẹ cộng với người chăm sóc khác) tham gia vào quá trình quản lý bệnh tiểu đường sẽ giúp điều trị liên tục và giúp đỡ lẫn nhau khi tiêm thuốc và xét nghiệm máu.

Phương pháp giúp việc tiêm thuốc và thử máu dễ dàng hơn

Những lời khuyên này nói chung có thể giúp bạn làm cho việc xét nghiệm và tiêm thuốc dễ dàng hơn:

  • Chuẩn bị sẵn sàng. Chuẩn bị insulin và dụng cụ để thử máu trước – ngoài tầm nhìn của con bạn, nếu có thể – để giảm thiểu thời gian bạn cần để thực hiện những việc này trong khi tiêm hay thử máu.
  • Hãy tiêm thật nhanh. Cố gắng giữ cho thời gian tiêm thật nhanh, thoải mái và bình tĩnh nhất có thể.
  • Thay đổi vị trí xét nghiệm và tiêm. Không xét nghiệm hay tiêm liên tiếp vào cùng một chỗ.
  • Tận dụng tối đa thời gian ở các bữa ăn. Đối với trẻ sơ sinh, tiêm hoặc xét nghiệm máu trong thời gian cho con bú hoặc bú bình có thể giúp giảm bớt sự khó chịu.
  • Sử dụng insulin ở nhiệt độ phòng và chờ cho đến khi cồn từ miếng gạc khô trước khi bạn tiêm để giảm thiểu sự khó chịu.
  • Hãy thử dùng nước đá. Xoa chỗ tiêm với một khối nước đá bọc trong một túi nhựa hoặc khăn để làm tê da trước khi tiêm. Đây không phải là việc cần thiết để làm mũi tiêm có tác dụng, nhưng có thể giúp con bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Hãy làm cho trẻ phân tâm. Trẻ em có thể cảm thấy ít khó chịu và căng thẳng khi chúng được thổi còi, đếm, hát, ôm một món đồ chơi, hoặc nghĩ về một thứ gì đó tốt khi tiêm. Một đứa trẻ lớn hơn có thể thích đeo tai nghe hoặc xem một đoạn video khi tiêm.
  • Giữ con gấu bông trên tay. Con bạn có thể thư giãn với một con búp bê hoặc 1 con thú nhồi bông trong khi tiêm thuốc hoặc xét nghiệm máu.
  • Một phần thưởng. Bạn có thể sử dụng các hình dán hoặc các phần thưởng nhỏ khác để khuyến khích việc con hợp tác. Con bạn có thể thêm một hình dán lên một biểu đồ sau mỗi lần tiêm hoặc xét nghiệm máu để đánh dấu thành tựu. Không nên sử dụng thực phẩm hay đồ uống như là phần thưởng.
  • Hãy khen ngợi con nếu con bạn hợp tác tốt. Nhưng không làm cho trẻ cảm thấy xấu hổ về việc không chịu hợp tác.
  • Hãy ôm chúng sau đó. Bạn cũng có thể chơi game hay đọc một cuốn sách cho trẻ sau khi xét nghiệm máu hoặc tiêm.
  • Hãy tìm sự hỗ trợ. Nói chuyện với cha mẹ của những đứa trẻ khác bị bệnh tiểu đường – cho dù họ trong nhóm hỗ trợ hoặc trên Internet – về các phương pháp tốt nhất mà họ có để làm cho việc tiêm thuốc và xét nghiệm máu dễ dàng hơn. Và bạn cũng có thể tìm người khác để nói chuyện về những căng thẳng mà bạn phải đối mặt khi quản lý bệnh tiểu đường của con mình.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Hệ thống phân loại mới để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả
  • Tiểu đường ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn thế nào?
  • Top 15 thực phẩm kiểm soát bệnh tiểu đường tốt nhất

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper