Chỉ trong vòng 10 năm, tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường ở Việt Nam đã tăng 200%. Tỷ lệ tiền đái tháo đường cũng tăng từ 7,7% lên đến 14%. Trong 10 năm tiếp theo, nhóm tiền đái tháo đường cũng sẽ tiến triển thành tiểu đường tuýp 2 nếu không được kiểm soát kịp thời.
Trước khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, phần lớn mọi người sẽ trải qua giai đoạn “cửa sổ”, hay còn gọi là tiền đái tháo đường.
Tiền đái tháo đường là gì?
Tiền đái tháo đường bao gồm tình trạng rối loạn dung nạp glucose hay còn gọi là rối loạn đường trong máu khi đói và tăng đường huyết sau ăn. Những người bị tiền đái tháo đường sẽ có mức đường huyết cao hơn ngưỡng bình thường nhưng lại chưa đủ để chẩn đoán bệnh tiểu đường.
Ở những người bình thường, lượng đường trong máu khi đói là 70-100mg/dL. Nếu được chẩn đoán bị tiểu đường, lượng đường trong máu của bạn sẽ tăng 126mg/dL trở lên. Tuy nhiên, ở những người tiền đái tháo đường, mức đường trong máu không tăng quá ngưỡng, nhưng lại vượt quá chuẩn thông thường (khoảng từ 100–125mg/dL).
Kiểm soát đường huyết – Bí quyết ngăn ngừa tiểu đường tuýp 2 ở phụ nữ từ sớm
Bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Đặc biệt, phụ nữ bị tiểu đường có nguy cơ bị tim mạch vành cao gấp đôi so với nam giới. Đừng để bệnh hình thành mới nghĩ đến việc điều trị. Chị em phụ nữ có thể ngăn ngừa tiểu đường tuýp 2 ngay từ giai đoạn đầu tiên: tiền tiểu đường. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể trì hoãn hoặc ngăn ngừa hoàn toàn nếu ngay từ khi bị tiền đái tháo đường, bạn có kế hoạch kiểm soát đường trong máu hiệu quả.
1. Chọn đúng thực phẩm
Kiểm soát đường không đồng nghĩa với cắt giảm 100% thực phẩm chứa chất bột đường. Cơ thể bạn vẫn cần năng lượng từ chất bột đường để đảm bảo cho các hoạt động của các cơ quan diễn ra bình thường. Thành phần chất bột đường không gây tiền tiểu đường. Tuy nhiên, một chế độ dinh dưỡng giàu chất đường đơn giản sẽ làm lượng đường trong máu tăng “chóng mặt”.
Chỉ số glycemic (GI) là một công cụ bạn có thể sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng lượng đường trong máu của một loại thức ăn nào đó. Thực phẩm có hàm lượng GI cao sẽ làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn, chẳng hạn như bánh mì trắng, khoai tây, gạo trắng, nước ngọt và nước trái cây. Hạn chế những thực phẩm này bất cứ khi nào có thể nếu bạn bị tiền đái tháo đường.
Các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ tốt hơn cho đường huyết của bạn. Kết hợp nhiều loại thực phẩm với nhau cũng là cách hoàn hảo để giảm GI của thực phẩm. Chẳng hạn, nếu muốn ăn cơm, bạn có thể kết hợp cùng với thịt gà và rau xanh để làm chậm sự tiêu hóa và giảm thiểu nguy cơ lượng đường tăng đột biến.
Glucerna với hệ bột đường giải phóng chậm, crom picolinat và chỉ số đường huyết thấp, được chứng minh lâm sàng giúp kiểm soát đường huyết và bổ sung dinh dưỡng cân bằng cho người đái tháo đường.
Nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh nhóm dùng Glucerna có đỉnh đường huyết sau ăn đã hiệu chỉnh chỉ bằng 36% so với nhóm đối chứng.
2. Kiểm soát khẩu phần
Giới hạn lượng thức ăn trong mỗi bữa cũng là cách giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu. Trung bình, một món ăn có thể chứa 20g bột đường và 150 calo mỗi khẩu phần. Nhưng nếu ăn hai phần, bạn đã tiêu thụ 40g bột đường và 300 calo.
Khi ăn nhiều hơn nhu cầu, cơ thể sẽ tích trữ chất béo, từ đó làm bạn tăng cân. Mỡ cơ thể, nhất là mỡ bụng, có liên quan đến sự đề kháng insulin. Điều này giải thích tại sao nhiều người bị tiền tiểu đường cũng thừa cân.
3. Bổ sung chất xơ
Một thực đơn dinh dưỡng giàu chất xơ sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bạn cũng sẽ cảm thấy no lâu và ăn ít hơn. Nạp nhiều thực phẩm giàu chất xơ cũng giúp bạn tránh được “tai nạn” có thể đến từ việc ăn thực phẩm giàu bột đường.
Gợi ý một số thực phẩm có nhiều chất xơ:
- Các loại đậu
- Salad trộn
- Trái cây và rau củ có thể ăn cả vỏ
- Bánh mì nguyên hạt
- Diêm mạch, lúa mạch
- Ngũ cốc nguyên hạt
4. Hạn chế nước ngọt và rượu bia các loại
Một lon nước ngọt có thể chứa 45g đường, tương đương với lượng đường được khuyến cáo trong một bữa ăn của phụ nữ bị tiểu đường. Thành phần đường trong nước ngọt chỉ cung cấp calo rỗng hấp thu nhanh, làm lượng đường trong máu tăng nhanh chóng.
Rượu, bia, các loại cocktail có thể chứa lượng đường cao, làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, phụ nữ có thể uống 1 chai bia, hoặc 1 ly rượu vang/ngày. Tuy nhiên, bạn càng tránh xa chúng càng tốt. Nước là một lựa chọn tốt hơn để làm dịu cơn khát.
5. Tập luyện đi kèm với dinh dưỡng
Tập thể dục là một phần của lối sống lành mạnh. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người mắc tiền tiểu đường. Theo Viện nghiên cứu quốc gia về bệnh tiểu đường và các bệnh đường tiêu hóa, bệnh thận Mỹ (NIDDK), sự thiếu hoạt động thể chất có liên quan đến sự đề kháng insulin.
Khi bạn vận động, cơ bắp sẽ sử dụng glucose để làm năng lượng và làm cho tế bào hoạt động hiệu quả hơn với insulin. NIDDK khuyến cáo tập thể dục 5 ngày một tuần với ít nhất 30 phút mỗi lần tập. Bạn không cần “vật lộn” trong phòng tập gym. Đi bộ, nhảy múa, đi xe đạp, yoga hoặc bất kỳ hoạt động nào bạn yêu thích cũng đều mang đến những lợi ích tương tự.
Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu để đảm bảo rằng tiền đái tháo đường không trở thành bệnh tiểu đường tuýp 2. Nếu cần thiết, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để kiểm soát tốt hơn mức đường trong máu bằng cách thay đổi thực đơn, hoặc một chế độ tập luyện khác.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cần có chế độ ăn như thế nào?
- Ăn quá nhiều chất béo trong vòng 24 giờ sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
- 12 yếu tố hàng đầu làm gia tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2