Bệnh tiểu đường

Tiểu đường thai kỳ: mối lo khi mang thai
David Moruzzi on Unsplash

Tiểu đường thai kỳ: mối lo khi mang thai

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu, tiểu đường thai kỳ cũng là mối nguy đối với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Thậm chí, nghiên cứu cũng cho thấy tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng mẹ và thai nhi sau khi sinh.Bé thừa cân: Bệnh lý sơ sinh:Đường trong máu thấp (hạ đường huyết):Sẩy thai, sinh non và thai chết lưu:

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu, tiểu đường thai kỳ cũng là mối nguy đối với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Thậm chí, nghiên cứu cũng cho thấy tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng mẹ và thai nhi sau khi sinh.

Cứ mỗi 7 phụ nữ mang thai sẽ có 1 người phải đối mặt với tình trạng tiểu đường thai kỳ. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kiến thức đầy đủ về bệnh tiểu đường thai kỳ. Bạn thì sao? Liệu bạn đã hiểu rõ về tiểu đường thai kỳ cũng như những tác hại của bệnh chưa?

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Nhờ sự hỗ trợ của insulin, glucose được chuyển hóa từ thức ăn sẽ được cơ thể “biến đổi” một lần nữa vào tạo thành năng lượng duy trì hoạt động của cơ thể và các cơ quan bên trong. Tuy nhiên, sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang thai có thể ảnh hưởng đến quá trình sản sinh insulin, từ đó ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose. Glucose không được chuyển hóa thành năng lượng sẽ tăng lên trong máu, từ đó gây tiểu đường thai kỳ.

Khác với bệnh tiểu đường mãn tính, tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra trong thời gian mang thai và có xu hướng biến mất sau khi sinh. Chỉ một số ít trường hợp tiểu đường thai kỳ phát triển thành tiểu đường tuýp 2. Hơn nữa, nếu bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai đầu tiên, bạn có khả năng “gặp lại” người bạn này cao hơn trong những lần thụ thai tiếp theo.

Nhận diện tiểu đường thai kỳ

Với hầu hết phụ nữ mang thai, tiểu đường thai kỳ rất khó nhận biết. Những biểu hiện thông thường của bệnh bao gồm: khát nước, đi tiểu thường xuyên, mệt mỏi, buồn nôn, viêm nhiễm âm đạo và suy giảm thị lực thường rất dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu có thai.

Bệnh tiểu đường khi mang thai thường phát triển trong nửa cuối của thai kỳ, đôi khi sớm nhất là vào tuần thứ 20. Đó là lý do bạn cần những buổi kiểm tra glucose ở tuần thai 24–28. Bạn cũng có thể chủ động kiểm tra nồng độ đường trong máu nếu phát hiện các dấu hiệu đáng ngờ.

Những mẹ bầu nằm trong nhóm nguy cơ cao, chẳng hạn như mang thai lớn tuổi, có tiền sử bị tiểu đường hoặc người thân bị bệnh tiểu đường, phụ nữ thừa cân, béo phì thường được chỉ định kiểm tra glucose từ những tuần đầu tiên của thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi như thế nào?

Tiểu đường thai kỳ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và em bé trong bụng.

Ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu

  • Huyết áp cao và tiền sản giật: Mẹ bầu bị tiểu đường và có protein niệu biểu hiện bệnh thận có nguy cơ bị tiền sản giật tăng gấp 4 lần so với những mẹ bầu khác.
  • Nguy cơ băng huyết sau sinh.
  • Dễ gặp chấn thương trong lúc vượt cạn do thai lớn. Một số trường hợp có thể được chỉ định sinh mổ.
  • Bạn có nguy cơ tái phát tiểu đường thai kỳ nếu đã bị bệnh trong lần mang thai đầu tiên. Hơn nữa, bạn cũng có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 khi lớn tuổi.

Ảnh hưởng đến thai nhi

  • Bé thừa cân: Thông qua nhau thai, hàm lượng glucose trong máu của mẹ sẽ truyền sang cho thai nhi, kích thích tuyến tụy của thai nhi sản xuất thêm insulin. Điều này có thể làm cho em bé trong bụng phát triển quá mức. Trẻ có nguy cơ bị chèn ép trong âm đạo, dẫn đến gãy xương hoặc ảnh hưởng thần kinh trong quá trình chào đời. Trẻ cũng có nguy cơ cao phát triển bệnh béo phì và tiểu đường tuýp 2 khi trưởng thành.
  • Bệnh lý sơ sinh: Nghiên cứu cho thấy, những bé có mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ gặp phải các vấn đề hô hấp sau sinh. Ngoài ra, bé cũng có nguy cơ bị vàng da, đa hồng cầu, giảm canxi và một số vấn đề về tim mạch.
  • Đường trong máu thấp (hạ đường huyết): Tuyến tụy của trẻ sau sinh vẫn tiếp tục sản xuất insulin để đối phó với lượng glucose dư thừa trước đây. Insulin tăng quá mức làm lượng đường trong máu xuống thấp (hạ đường huyết). Trường hợp hạ đường huyết trầm trọng có thể gây co giật ở trẻ sơ sinh.
  • Sẩy thai, sinh non và thai chết lưu: Nếu không được kiểm soát, tiểu đường thai kỳ có thể gây sinh non, sẩy thai hoặc thai chết lưu, nhất là trong những tuần cuối thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể kiểm soát và ngăn ngừa hiệu quả. Bằng cách đưa ra những lựa chọn lành mạnh như thay đổi cách thức ăn và thường xuyên tập thể dục có thể giữ mức đường trong máu trong phạm vi mục tiêu. Kiểm soát lượng đường trong máu suốt 24 giờ là chìa khóa để ngăn ngừa các vấn đề trong khi mang thai hoặc khi sinh.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Bệnh tiểu đường thai kỳ: Chẩn đoán sớm để phòng ngừa và điều trị kẻo muộn!
  • Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào?
  • Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường khi mang thai

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper