Bệnh tiểu đường

Triệu chứng bệnh tiểu đường ở phụ nữ
Alora Griffiths on Unsplash

Triệu chứng bệnh tiểu đường ở phụ nữ

 

Theo một nghiên cứu của tạp chí Annals of Internal Medicine , trong khoảng năm 1971 đến năm 2000 , tỷ lệ tử vong của người bị bệnh tiểu đường (đái tháo đường) đã giảm . Đây là một bước ngoặt lớn , phản ánh nhiều tiến bộ trong điều trị bệnh tiểu đường . Tuy nhiên , tin không vui lại là tỷ lệ tử vong ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường vẫn ở mức báo động . Ngoài ra , sự khác biệt về tỷ lệ tử vong giữa phụ nữ mắc bệnh tiểu đường và không mắc bệnh tiểu đường nhiều hơn gấp đôi .

Sở dĩ có sự khác biệt giữa nam và nữ mắc bệnh tiểu đường là vì :

  • Phụ nữ thường được điều trị các yếu tố nguy cơ tim mạch và các rối loạn liên quan đến bệnh tiểu đường ít tích cực hơn .
  • Các biến chứng của bệnh tiểu đường ở phụ nữ khó chẩn đoán hơn .
  • Phụ nữ thường bị nhiều loại bệnh tim khác nhau hơn so với nam giới .
  • Hormone và viêm nhiễm cũng biểu hiện rất khác ở phụ nữ .

Những phát hiện này nhấn mạnh bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến phụ nữ và nam giới rất khác nhau . Nếu bạn là nữ giới mắc bệnh tiểu đường , chuyện gì sẽ xảy ra với bạn?

Các triệu chứng bệnh tiểu đường ở nữ giới

Nếu bạn là nữ giới và bị tiểu đường , bạn cũng sẽ có nhiều triệu chứng giống như ở nam giới . Tuy nhiên , có một vài triệu chứng chỉ đặc trưng cho nữ giới . Hiểu được cả hai loại triệu chứng này sẽ giúp bạn xác định bệnh tiểu đường và sớm tiến hành điều trị .

Các triệu chứng chỉ duy nhất có ở nữ giới bao gồm :

  • Nhiễm nấm ở miệng và vùng âm đạo ; bệnh nấm Candida âm đạo
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Rối loạn chức năng tình dục nữ
  • Hội chứng buồng trứng đa nang

Các triệu chứng có ở cả nữ giới và nam giới :

  • Tăng cảm giác khát nước và đói
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Giảm cân hoặc tăng mà không rõ nguyên nhân
  • Mệt mỏi
  • Mắt mờ
  • Vết thương lâu lành
  • Buồn nôn
  • Nhiễm trùng da
  • Mảng da sẫm màu ở các vùng cơ thể có nếp nhăn
  • Cáu kỉnh
  • Hơi thở có mùi thơm , mùi men hoặc mùi aceton
  • Giảm cảm giác ở bàn tay hoặc bàn chân

Hãy lưu ý : nhiều người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 không có các triệu chứng rõ ràng như trên .

Tiểu đường khi đang mang thai

Tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2

Nếu bị tiểu đường và đang mang thai hoặc chuẩn bị mang thai , bạn phải nhận thức được những nguy cơ để đảm bảo sức khỏe cho bạn và con . Bạn cần theo dõi đường huyết và sức khỏe tổng quát trước và trong khi mang thai .

Khi bạn mang thai , đường trong máu và xeton đi qua nhau thai truyền qua em bé . Trẻ em cũng cần năng lượng từ glucose giống như bạn . Tuy nhiên , trẻ có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh nếu lượng đường huyết của bạn quá cao .

Bệnh tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ chiếm khoảng 1/20 các trường hợp mang thai . Các hormone trong thai kỳ gây trở ngại đến hoạt động của insulin . Tình trạng này kích thích cơ thể sản xuất nhiều insulin hơn bình thường . Tuy nhiên , đối với một số phụ nữ , như vậy vẫn không đủ lượng insulin , và họ phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ .

Đối với hầu hết chị em , bệnh tiểu đường thai kỳ biến mất sau sinh . Tuy nhiên , nếu bạn đã bị tiểu đường thai kỳ , bạn có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường tuýp 2 .

Các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường

Theo Cơ quan Sức khỏe Phụ nữ , Cục Y tế và Dịch vụ con người Hoa Kỳ , bạn có nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu :

  • Trên 45 tuổi
  • Đang thừa cân hoặc béo phì
  • Có tiền sử gia đình bị bệnh tiểu đường (cha mẹ hoặc anh chị em ruột)
  • Con sinh ra nặng hơn 4 kg
  • Đã từng bị tiểu đường thai kỳ
  • Có huyết áp cao
  • Có lượng cholesterol cao
  • Tập thể dục ít hơn ba lần một tuần
  • Có các tình trạng sức khỏe khác liên quan đến các vấn đề sử dụng insulin , chẳng hạn như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
  • Có tiền sử bệnh tim hoặc đột quỵ .

Làm gì để kiểm soát bệnh tiểu đường?

Ở tất cả các lứa tuổi , cơ thể phụ nữ đều gặp phải khó khăn trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường và lượng đường huyết . Bạn có thể phải đối mặt với nhiều khó khăn do :

  • Các hormone thay đổi liên quan đến việc chu kỳ kinh nguyệt , sự sinh đẻ và thời kỳ mãn kinh gây khó khăn để duy trì nồng độ đường huyết thích hợp .
  • Một số thuốc tránh thai có thể làm tăng đường huyết .
  • Glucose trong cơ thể của bạn có thể gây nhiễm nấm .

May mắn thay , bạn có thể áp dụng một số cách để ngăn chặn hoặc trì hoãn bệnh , tránh các biến chứng và kiểm soát các triệu chứng của tiểu đường .

Giảm cân và tập thể dục

Bạn không cần phải giảm cân cấp tốc . Một nghiên cứu của Chương trình Phòng chống bệnh tiểu đường phát hiện ra rằng bạn có thể trì hoãn hoặc thậm chí ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách chỉ cần giảm 5–7% trọng lượng cơ thể . Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách ăn các loại thực phẩm lành mạnh hơn và tập thể dục 30 phút mỗi ngày , 5 ngày một tuần .

Không hút thuốc

Hút thuốc tăng nguy cơ gây ra các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường , chẳng hạn như bệnh thận và tổn thương các dây thần kinh , đặc biệt là ở bàn chân .

Điều trị tiểu đường

Hãy làm theo các đề xuất của bác sĩ và nhân viên y tế trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn . Phấn đấu kiểm soát lượng đường trong máu , duy trì huyết áp và nồng độ cholesterol .

Tìm hiểu các dấu hiệu của biến chứng

Trao đổi với bác sĩ về các dấu hiệu của biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường , bao gồm đau tim , đột quỵ , và nhiễm toan xeton do tiểu đường .

Nắm bắt được các triệu chứng

Cuối cùng , bạn phải nắm bắt được những triệu chứng của bệnh tiểu đường , cả các triệu chứng duy nhất chỉ có ở phụ nữ và có ở cả phụ nữ và nam giới . Mặc dù ở phụ nữ tỷ lệ tử vong liên quan đến bệnh tiểu đường không giảm nhiều bằng nam giới , nhưng sự hiểu biết và kiểm soát các triệu chứng cũng như biến chứng có thể giúp bạn có được một cuộc sống lành mạnh .

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề :

  • Top 15 thực phẩm kiểm soát bệnh tiểu đường tốt nhất
  • Làm thế nào để có cuộc sống khỏe mạnh khi bị bệnh tiểu đường? 11 bước đơn giản cho bạn
  • 10 mẹo thiết yếu về tình dục cho người bị tiểu đường

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper