Bệnh tiểu đường

Tuyến tụy nhân tạo, tương lai của điều trị tiểu đường
Photo by Stephen Andrews on Unsplash

Tuyến tụy nhân tạo, tương lai của điều trị tiểu đường

Tuyến tụy nhân tạo có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn, tuy nhiên đây vẫn mới chỉ là một ý tưởng.

Tuyến tụy nhân tạo có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn, tuy nhiên đây vẫn mới chỉ là một ý tưởng.

Tuyến tụy nhân tạo từ lâu đã là giấc mơ của các nhà nghiên cứu và những người có bệnh tiểu đường. Mặc dù nó vẫn chưa được hoàn thiện, tiến bộ công nghệ gần đây đang dần dần biến giấc mơ đó thành hiện thực.

Đối với những người có bệnh tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường tuýp 1, điều trị bệnh phải luôn liên tục. Đó là do tụy không thể sản xuất insulin, một hormone cần thiết cho cuộc sống. Để kiểm soát bệnh tiểu đường, bạn phải tham gia điều trị mỗi giờ, mỗi ngày, mỗi năm.

Nếu bị tiểu đường, bạn phải thận trọng về việc theo dõi lượng đường trong máu, tính toán sử dụng bao nhiêu insulin và khi nào sử dụng nó. Đôi khi bạn phải tiêm insulin 2–4 lần một ngày. Việc tiêm thường xuyên có thể gây ra đau cho bạn. Theo thời gian, ở nơi tiêm có thể gây ra tích tụ mỡ dưới da được gọi là tăng sinh mô mỡ. Tình trạng này khiến cơ thể sử dụng insulin khó khăn hơn.

Nhiều người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 chọn sử dụng máy bơm insulin thay vì tiêm chích nhiều lần một ngày. Máy bơm tiết insulin suốt cả ngày. Với máy bơm, insulin được cung cấp thông qua một ống thông được đặt dưới da bụng. Bệnh nhân cũng có thể bấm nút để tăng bơm insulin sau khi ăn. Tuy nhiên, người sử dụng máy bơm phải rất cẩn thận, và bạn phải tắt khi bạn đi tắm.

Việc sử dụng máy bơm hoặc tiêm cộng với việc căng thẳng do phải nhớ thời gian tiêm thuốc có thể làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi. Nhưng nếu nhờ có hệ thống tuyến tụy nhân tạo, chúng sẽ giúp bạn giữ cho bệnh tiểu đường trong tầm kiểm soát và giảm bớt nguy cơ biến chứng. Nó cũng có thể làm giảm căng thẳng liên quan đến điều trị bằng insulin và nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn.

Tuyến tụy hoạt động như thế nào?

Tuyến tụy sản xuất kích thích tố, bao gồm một hormone rất quan trọng gọi là insulin. Sau khi ăn, tuyến tụy tiết insulin vào máu của bạn. Insulin giúp cơ thể biến đường (glucose) thành năng lượng. Insulin cũng bảo vệ gan, cơ bắp, và các tế bào chất béo lấy đường dư thừa và lưu giữ nó cho đến khi bạn cần.

Nếu không có insulin, đường tích tụ trong máu (tăng đường huyết). Nếu không điều trị, lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến hôn mê tiểu đường (nhiễm xeton axit tiểu đường) và đe dọa tính mạng. Những biến chứng lâu dài của tăng đường huyết bao gồm bệnh tim, tổn thương thần kinh và tổn thương thận. Khi lượng đường trong máu xuống quá thấp (hạ đường huyết), bạn có thể có vấn đề về thị giác, cảm thấy run rẩy, và có thay đổi tri giác. Nặng hơn bạn có thể bị ngất xỉu, co giật hoặc hôn mê.

Công việc của tuyến tụy là giải phóng insulin đúng thời điểm và đúng liều lượng để ngăn chặn các biến chứng trên xảy ra.

Tuyến tụy nhân tạo làm việc như thế nào?

Tuyến tụy nhân tạo sẽ không giống như tuyến tụy tự nhiên. Nó không phải là cơ quan nội tạng. Thay vào đó, nó là một cơ quan bên ngoài cơ thể chịu trách nhiệm giám sát đường trong máu liên tục cùng với một máy bơm insulin.

Hai thành phần của tuyến tụy nhân tạo đã được sử dụng. Thứ nhất, hệ thống giám sát đường liên tục (CGM) kiểm tra lượng đường thông qua một cảm biến dưới da. Các CGM sau đó gửi kết quả đến màn hình không dây. Những người sử dụng CGM phải kiểm tra màn hình để xem thử nồng độ của họ quá cao hay quá thấp. Họ cũng có thể thiết lập để máy báo động khi nồng độ đường huyết vượt ra khỏi ngưỡng an toàn hoặc cũng có thể thiết lập để máy ghi lại dữ liệu về sự thay đổi đường huyết. Thứ hai, máy bơm insulin đeo trên cơ thể có thể tiêm insulin vào cơ thể suốt cả ngày.

Thành phần thứ ba là quan trọng nhất của tuyến tụy nhân tạo. Đây là công nghệ cho phép các CGM và insulin bơm giao tiếp với nhau. Nó nghe có vẻ đơn giản, nhưng giao tiếp đúng cách là một quá trình phức tạp.

Trong hệ thống tuyến tụy nhân tạo, màn hình theo dõi đường sẽ gửi thông tin đến bộ điều khiển bên ngoài gắn với thuật toán. Sử dụng thuật toán, thiết bị sẽ tính toán liều lượng cần thiết và chỉ huy máy bơm cung cấp những liều insulin thích hợp. Việc chuyển giao thông tin giữa các thiết bị sẽ thực hiện công việc điều tiết insulin giống như một tuyến tụy khỏe mạnh. Nhờ hệ thống này mà những sự nhầm lẫn khi tiêm thuốc và tính liều sẽ được giảm xuống, và bệnh nhân sẽ được giải thoát khỏi gánh nặng.

Các thử nghiệm lâm sàng với tuyến tụy nhân tạo đang được tiến hành trên toàn thế giới. Tuy nhiên, vẫn chưa có một hệ thống nào thực sự hiệu quả. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chưa phê duyệt bất cứ thiết bị nào để được sử dụng tại Hoa Kỳ.

Tương lai sẽ ra sao?

Ngay cả khi phương pháp này có hiệu quả, tuyến tụy nhân tạo cũng sẽ không phải là một cách chữa bệnh tiểu đường. Nó không thể thay thế vai trò của việc tự theo dõi đường huyết hoặc sự thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục trong việc kiểm soát bệnh.

Tuy nhiên, hệ thống này có thể giảm đáng kể nguy cơ tăng đường huyết và hạ đường huyết. Nó có thể làm thay đổi cách người ta điều trị và kiểm soát bệnh tiểu đường, cũng như thay đổi cuộc sống của những người phải sống chung với bệnh tiểu đường.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 5 bài tập hiệu quả cho người bị bệnh tiểu đường
  • 11 thực phẩm cần tránh khi bị bệnh tiểu đường
  • Bật mí 6 thói quen giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper