Test đáp ứng nhịp tim với nghiệm pháp Valsalva

Test đáp ứng nhịp tim bằng nghiệm pháp Valsalva giúp người bệnh nhịp tim nhanh, điều chỉnh lại các rối loạn cũng như hạn chế các biến chứng do tim đập nhanh gây ra. Ngoài ra, nghiệm pháp Valsalva còn có tác dụng chẩn đoán rối loạn hệ thần kinh tự chủ, điều trị ù tai...

1. Nghiệm pháp Valsalva là gì?

Test hệ thần kinh tự chủ thường được bác sĩ chỉ định thực hiện bởi nó có nhiều ưu điểm như có thể đánh giá được mức độ nặng nhẹ và đặc điểm của các rối loạn hệ thần kinh tự chủ , phương pháp không xâm lấn, thực hiện dễ dàng, các bài test thường khá nhạy và thậm chí có thể phát hiện những bất thường trước khi có biểu hiện lâm sàng.

Nghiệm pháp Valsalva là một kỹ thuật thở được chỉ định thực hiện khi bác sĩ muốn chẩn đoán một số vấn để ở hệ thần kinh tự chủ. Đây là nghiệm pháp được đặt tên theo tên một bác sĩ và là nhà giải phẫu học nổi tiếng của Ý vào thế kỷ XVII. Bên cạnh việc chẩn đoán tình trạng rối loạn ở hệ thần kinh tự chủ, nghiệm pháp Valsalva còn được chỉ định sử dụng với mục đích giúp người bệnh thoát khỏi tình trạng tim đập nhanh do các rối loạn nhịp tim gây ra.

2. Test đáp ứng nhịp tim với nghiệm pháp Valsalva

Kỹ thuật test đáp ứng nhịp tim với nghiệm pháp Valsalva được thực hiện như sau:

  • Trước khi thực hiện, bệnh nhân có thể ngồi hoặc nằm sao cho có tư thế thoải mái và thuận tiện nhất.
  • Bệnh nhân thở hết sức mình vào một ống có lực cản có nối với máy đo huyết áp thủy ngân, cố gắng tạo và duy trì áp lực 40 mmHg trong 15 giây. Sau khi kết thúc bệnh nhân thở bình thường và tuyệt đối không được nói chuyện. Trong quá trình thực hiện nghiệm pháp, bác sĩ sẽ nghe tiếng korotkoff trên động mạch cánh tay.
  • Bệnh nhân được thực hiện vài lần, ít nhất là 3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 2 phút, kết quả cuối cùng được công nhận sẽ là tỷ lệ cao nhất trong những lần thực hiện.

Kết quả test đáp ứng nhịp tim với nghiệm pháp Valsalva

Nghiệm pháp Valsalva được chia thành bốn giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Hiện tượng tăng huyết áp nhất thời sẽ xảy ra do máu từ tuần hoàn phổi vào tâm nhĩ của trái tim khiến lượng máu được tiêm bởi tim tăng lên.
  • Giai đoạn 2: Lượng máu từ tim giảm xuống đồng thời áp lực từ khoang ngực ngăn không cho máu từ các phần còn lại trở về ngực hoặc tim. Ở giai đoạn này nếu hệ thần kinh tự chủ khỏe mạnh thì huyết áp sẽ ổn định lại về mức bình thường.
  • Giai đoạn 3: Sau khi bệnh nhân hô hấp bình thường, máu được cung cấp đầy đủ trở lại tuy nhiên cung lượng tim có thể giảm
  • Giai đoạn 4: Huyết áp của người bệnh tăng lên do phản xạ của hệ giao cảm gây ra, lưu lượng máu, cung lượng tim, huyết áp trở lại bình thường.

Kết quả test đáp ứng nhịp tim bình thường khi tiếng korotkoff xuất hiện ở giai đoạn 1 và 4, nhịp tim tăng lên ở giai đoạn 2, 3 và giảm ở giai đoạn 4.

3. Những lưu ý khi thực hiện nghiệm pháp Valsalva

Mặc dù nghiệm pháp Valsalva có thể thực hiện đề điều trị hầu hết các vấn đề về tim mạch, tuy nhiên khi sử dụng nghiệm pháp này cần chú ý một số vấn đề:

  • Không nên thực hiện nghiệm pháp Valsalva cho người bệnh cao huyết áp, có nguy cơ đột quỵ cao hoặc đau tim .
  • Người bệnh rối loạn nhịp tim sau khi thực hiện nhiều lần nghiệm pháp này nhưng không hiệu quả, nên đến bệnh viện kiểm tra ngay đặc biệt khi có kèm theo các dấu hiệu của nhồi máu cơ tim như đau ngực, khó thở, muốn ngất xỉu...
  • Nên thận trọng khi thực hiện nghiệm pháp Valsalva, nếu bệnh nhân thở quá mạnh có thể dẫn đến thủng màng nhĩ

Nghiệm pháp Valsalva tuyệt đối không được thực hiện đối với những trường hợp bị xuất huyết, vừa phẫu thuật tai hoặc phẫu thuật thần kinh trung ương.

Người bệnh đau tim không nên thực hiện test đáp ứng nhịp tim với nghiệm pháp Valsalva

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper