1. Cao huyết áp nguyên phát là gì?
Cao huyết áp nguyên phát hay còn gọi là cao huyết áp vô căn tăng lên trong quá trình bơm máu so với bình thường gây tăng áp lực cho tim. Nguyên nhân cao huyết áp nguyên phát không xác định được rõ ràng. Căn bệnh này chiếm tới 95% trên tổng số người bị bệnh tăng huyết áp và thường gặp ở những người trong độ tuổi 40 hoặc 50 trở lên. 5% còn lại thuộc về bệnh cao huyết áp thứ phát hay cao huyết áp có nguyên nhân.
2. Nguyên nhân cao huyết áp nguyên phát
Các nhà nghiên cứu không thể tìm hiểu rõ nguyên nhân tăng huyết áp nguyên phát mà thay vào đó đã nghiên cứu và cho thấy sợi dây liên kết giữa tăng huyết áp nguyên phát với một số yếu tố nguy cơ như sau:
- Tuổi già: Khi cơ thể bạn già đi theo thời gian, mạch máu cũng sẽ mất dần độ đàn hồi và dẫn đến nguy cơ cao huyết áp nguyên phát. Theo nghiên cứu, phụ nữ từ 60 tuổi trở lên có nguy cơ bị cao huyết áp nguyên phát nhiều hơn so với nam giới cùng nhóm tuổi.
- Di truyền: Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng, cao huyết áp nguyên phát chỉ xuất hiện ở người trưởng thành nhưng trên thực tế, số trẻ em mắc căn bệnh này đang ngày một gia tăng. Sở dĩ có hiện tượng cao huyết áp nguyên phát ở người trẻ là do yếu tố tiền sử gia đình và yếu tố di truyền.
- Đái tháo đường và béo phì: Lối sống không lành mạnh cộng với chế độ dinh dưỡng mất cân đối và thói quen ít vận động đang làm gia tăng số lượng người mắc bệnh tiểu đường và béo phì. Hai căn bệnh này là nguyên nhân cao huyết áp nguyên phát nói riêng và cao huyết áp nói chung.
- Tiêu thụ quá nhiều muối: Tổ chức Y tế Thế giới chỉ ra rằng, gần 1/3 số trường hợp bị tăng huyết áp nguyên phát có liên hệ mật thiết với tình trạng tiêu thụ quá nhiều muối. Muối làm tăng tình trạng giữ nước, dẫn đến tăng huyết áp.
3. Triệu chứng bệnh tăng huyết áp nguyên phát
Tăng huyết áp nguyên phát thường không biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng, kể cả đối với tăng huyết áp ở mức độ cao. Thông thường, khi người bệnh đi khám sức khỏe định kỳ mới phát hiện ra bệnh.
Một số trường hợp tăng huyết áp nguyên phát có thể xuất hiện dấu hiệu như:
- Đau đầu âm ỉ, chóng mặt.
- Tức ngực.
- Chảy máu cam nhiều hơn bình thường.
- Tiểu máu.
- Thay đổi thị giác.
4. Phòng ngừa bệnh tăng huyết áp nguyên phát
Để ngăn ngừa bệnh tăng huyết áp nguyên phát xảy ra, cần thực hiện các biện pháp sau:
- Chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn nhiều trái cây, rau củ quả, thực phẩm ít chất béo, thực phẩm giàu kali. Tránh sử dụng những loại thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, chất béo bão hòa, muối, đường, đồ ăn nhanh... để ngăn ngừa huyết áp cao.
- Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn, duy trì hàm lượng natri đến 1500mg/ngày để không bị bệnh tăng huyết áp.
- Duy trì thể trạng không bị béo phì, dựa vào chỉ số BMI.
- Tập thể dục thể thao, có chế độ rèn luyện sức khỏe hợp lý. Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Không sử dụng thuốc lá, bia rượu thường xuyên để giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Giảm thiểu những căng thẳng trong cuộc sống. Nếu đang gặp phải căng thẳng, cần thư giãn, thực hiện các biện pháp thực hành để giúp giảm căng thẳng.
- Thường xuyên theo dõi huyết áp của bản thân tại nhà. Nếu có chỉ định của bác sĩ, cần uống thuốc đều đặn theo chỉ định đó và đến gặp bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường.
Cao huyết áp nguyên phát nói riêng hay cao huyết áp nói chung đều để lại những biến chứng tim mạch nghiêm trọng như tai biến mạch máu não, suy tim, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim.
Trung tâm tim mạch là một trong những trung tâm mũi nhọn hàng đầu của , đội ngũ chuyên gia của Trung tâm Tim mạch gồm những Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Chuyên khoa 2, Thạc sĩ giàu kinh nghiệm, có uy tín lớn trong lĩnh vực điều trị nội khoa, ngoại khoa, thông tim can thiệp và ứng dụng các kỹ thuật cao cấp trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch. Đặc biệt, Trung tâm có các trang thiết bị hiện đại, ngang tầm với các bệnh viện uy tín nhất trên thế giới. Ngoài ra trung tâm có chương trình hợp tác toàn diện với Viện Tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai, Bộ môn Tim mạch trường Đại học Y Hà nội, Đại học Paris Decartes - Bệnh viện Georges Pompidou (Pháp), Đại học Pennsylvania (Hoa kì) ...
Khách hàng có thể đăng ký gói khám tăng huyết áp để chủ động kiểm tra sức khỏe và tầm soát những nguy cơ tiềm ẩn của căn bệnh.