Bệnh tim là bệnh lý nguy hiểm và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch mà người bệnh không hề hay biết. Theo đó, việc nhận biết được sớm các nguyên nhân gây bệnh tim mạch sẽ giúp người bệnh có hướng thăm khám, sàng lọc và điều trị hiệu quả.
1. Bệnh tim là gì?
Bệnh tim là một nhóm các tình trạng bệnh lý có liên quan đến trái tim của bạn. Một số vấn đề liên quan như cơ tim, van tim hoặc nhịp tim bao gồm bệnh cơ tim , rung nhĩ và suy tim Bên cạnh đó, những yếu tố khác ảnh hưởng đến mạch máu như xơ cứng động mạch, đột quỵ Việc sử dụng thực phẩm không an toàn, lười vận động và hút thuốc lá thường xuyên cũng là những nguyên nhân dẫn đến bệnh tim.
Ngoài ra, tình trạng tăng huyết áp , nhiễm trùng hay dị tật bẩm sinh cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
2. Những nguyên nhân gây bệnh tim mạch khiến bạn không ngờ đến
Ngoài những nguyên nhân về bệnh lý làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch thì cũng có những nguyên nhân khác gây bệnh mà bạn không hề ngờ đến. Cụ thể:
2.1. Ô tô, máy bay và tàu hỏa
Tiếng ồn bắt đầu từ khoảng 50 decibel - giữa âm lượng có hại và bình thường – tiếng ồn giao thông có thể làm bạn tăng huyết áp và có nguy cơ dẫn đến suy tim.
Âm lượng tiếng ồn tăng mỗi 10 decibel làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim và đột quỵ.. Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân có thể do cách cơ thể phản ứng với căng thẳng , stress .
2.2. Đau đầu Migraine
Hiện tại, các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân vì sao bệnh đau nửa đầu (Migraine) lại làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau ngực và nhồi máu cơ tim, đặc biệt là cơn đau đầu có tiền triệu.
Vì thế, nếu gia đình bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch hay đột quỵ thì bạn không nên dùng thuốc nhóm triptans để điều điều trị cơn đau nửa đầu vì nhóm thuốc này có thể gây ra tình trạng hẹp mạch máu. Bạn nên đến khám chuyên khoa Thần kinh để có phương án theo dõi và điều trị chứng đau nửa đầu tốt nhất.
2.3. Trẻ em
Bố mẹ có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn và tỷ lệ mắc bệnh tăng nhẹ nếu số con tăng lên. Tỷ lệ này đúng cho cả hai giới, tuy nhiên phụ nữ có kinh nguyệt trước 12 tuổi hoặc mãn kinh trước 47 tuổi có nguy cơ đột quỵ cũng như mắc bệnh tim cao hơn. Nguy cơ của phụ nữ tăng dần nếu có tiền sử sảy thai hoặc cắt bỏ buồng trứng hay tử cung
2.4. Chiều cao thấp
Chiều cao thấp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Thực tế, người nào có chiều cao thấp hơn 5 – 6 cm so với chiều cao trung bình thì nguy cơ mắc bệnh tim tăng lên khoảng 8%. Những người thấp hơn thường có xu hướng tăng cholesterol và Triglyceride. Có thể cơ thể kiểm soát chiều cao và Cholesterol xấu (LDL–C) trùng lặp theo cách nào đó. Cũng có thể chiều cao thấp dẫn đến những lựa chọn và thói quen không tốt cho sức khỏe như lười vận động...
2.5. Sự cô đơn
Việc có ít bạn bè hoặc không hài lòng với các mối quan hệ có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim và đột quỵ ngang bằng với việc hút thuốc lá thụ động .
Cảm giác cô đơn có thể dẫn đến huyết áp cao và các tác động khác của stress. Vì vậy, bạn hãy tham gia một đội thể thao giải trí hoặc đi bộ trong khu phố hay chung cư nơi bạn ở. Nên tập thể dục nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn và tham gia mạng lưới xã hội mạnh mẽ hơn – Đây là biện pháp giúp ngăn ngừa bệnh tim hiệu quả.
2.6. Thuốc điều trị Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD – Attention Deficit Hyperactivity Disorder)
Mặc dù các thuốc kích thích như dextroamphetamine và methylphenidate có thể giúp bạn tập trung nhưng chúng cũng có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp của bạn. Theo thời gian, điều đó có thể dẫn đến các vấn đề về tim mạch. Bạn nên trao đổi với bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của thuốc đối với nguy cơ bệnh tim trước khi tiếp tục sử dụng các thuốc này.
2.7. Làm việc kéo dài
Những người làm việc ít nhất 55 giờ/tuần có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn những người làm việc 35-40h. Đó có thể là hậu quả của một số nguyên nhân như: Căng thẳng hơn, ngồi nhiều, ít vận động hơn và có thể uống rượu nhiều hơn. Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có các triệu chứng hay rối loạn liên quan đến công việc kéo dài. Nếu bạn thường xuyên thức khuya thì bạn cần chú ý chăm sóc bản thân để dự phòng bệnh tim và đột quỵ.
2.8 Bệnh răng miệng
Vi khuẩn từ miệng, bao gồm cả bệnh nha chu có thể xâm nhập vào máu gây ra tình trạng viêm nội mạc mạch máu dẫn đến tích tụ chất béo tại thành mạch, tạo nên mảng xơ vữa làm hẹp động mạch.
Nghiên cứu cho thấy điều trị tốt bệnh răng miệng làm giảm CRP trong máu. Các bác sĩ sẽ sử dụng chỉ số này cùng với các chỉ số mỡ máu để dự đoán các biến cố tim mạch của bạn như nhồi máu cơ tim, đột quỵ...
2.9. Những rắc rối gặp phải khi còn nhỏ
Bị bạo hành, bắt nạt hay lạm dụng khi còn nhỏ, bao gồm cả việc nhìn thấy người khác bị tổn hại có liên quan đến cao huyết áp, béo phì và tiểu đường type 2 ở người lớn. Và những yếu tố này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Những căng thẳng liên tục trong thời thơ ấu làm thay đổi cách hoạt động của cơ thể. Bạn có thể đang phải đối mặt với những tác động tiêu cực đó khi bạn lớn lên.
2.10. Mắc bệnh cúm
Một nghiên cứu năm 2018 chỉ ra rằng tỷ lệ nhập viện vì nhồi máu cơ tim cao hơn 6 lần trong tuần đầu sau khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc cúm so với năm trước hoặc sau đó.
Các bác sĩ không rõ lý do tại sao nhưng có thể khi cơ thể đang phải chống chọi với virus cúm làm tăng độ nhớt của máu. Từ đó, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông . Có thể liên quan đến phản ứng viêm của cơ thể. Đây cũng là một lý do vì sao mọi người nên tiêm phòng cúm hàng năm.
2.11. Sự tức giận
Bạn có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao hơn gần 5 lần sau khi bạn quá tức giận. Trong vòng 2 giờ sau cơn tức giận nguy cơ đột quỵ và nhịp tim tăng lên. Không phải lúc nào bạn cũng có thể tránh hoặc kiểm soát được những khó khăn tức giận, vì vậy hãy tìm cách giải quyết cơn giận ngay lúc này và làm dịu nó đi.
Nếu tức giận xảy ra thường xuyên, bạn nên cân nhắc đến việc tham gia một khóa học về thiền, yoga... để giảm nguy cơ mắc bệnh tim lâu dài.
Bệnh tim là bệnh nguy nguy hiểm và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Vì thế, tìm hiểu những nguyên nhân để có biện pháp phòng ngừa tim mạch rất quan trọng.