Bệnh tiểu đường

Thúc đẩy kế hoạch giảm cân cho người bệnh tiểu đường
Kaitlyn Chow on Unsplash

Thúc đẩy kế hoạch giảm cân cho người bệnh tiểu đường

Bạn đã sẵn sàng để giảm cân? Để đạt được thành công, bạn cần phải lập một kế hoạch giảm cân thực tiễn và có khả năng thực hiện được. Hãy chọn một vài mục tiêu thực tiễn – có thể chỉ đơn giản là thay đổi trong chế độ ăn uống hoặc hoạt động thể chất.

Bạn đã sẵn sàng để giảm cân? Để đạt được thành công, bạn cần phải lập một kế hoạch giảm cân thực tiễn và có khả năng thực hiện được. Hãy chọn một vài mục tiêu thực tiễn – có thể chỉ đơn giản là thay đổi trong chế độ ăn uống hoặc hoạt động thể chất.

Đặt mục tiêu phù hợp

Lúc bạn sẵn sàng để bắt đầu luyện tập và ăn kiêng chính là thời điểm thích hợp để đặt mục tiêu và lên kế hoạch. Nếu bạn đã không hoạt động trong một thời gian, bạn nên bắt đầu từ những hoạt động nhỏ để tránh các cơ bị quá tải hoặc tự làm tổn thương chính mình.

Hãy đảm bảo xem xét 3 điều sau khi đặt mục tiêu tập luyện cho bản thân:

  1. Cụ thể: Bạn cần thay đổi thói quen gì? Thay đổi như thế nào?
  2. Thực tế: Mục tiêu của bạn có thực tế không? Đừng cố gắng thay đổi quá nhiều thứ cùng một lúc!

Sau đây là ví dụ về một mục tiêu bao gồm 2 ý trên:

Mục tiêu ăn kiêng cụ thể và thực tế

Bốn ngày mỗi tuần, tôi sẽ ăn táo thay vì ăn kem vào buổi tối.

Mục tiêu tập thể dục cụ thể và thực tế

Bốn ngày mỗi tuần, tôi sẽ tập chạy nhanh 10 phút vào buổi trưa (bởi vì tôi không cần cả một giờ để ăn).

Chú ý rằng mục tiêu không nên là: “Tôi sẽ đi bộ nhiều hơn” hoặc là “Tôi sẽ khỏe mạnh hơn”. Những mục tiêu này không đủ cụ thể.

Hãy viết mục tiêu ra giấy và đặt chúng ở những nơi bạn sẽ thấy thường xuyên, ví dụ như trên tủ lạnh, gương trong phòng tắm hoặc trong ví, túi xách.

Cùng với việc đặt mục tiêu, lên kế hoạch cụ thể sẽ giúp bạn tiến tới thành công.

Lên kế hoạch

Thực hiện mục tiêu từng bước một, và phải thật kiên nhẫn. Giảm cân lành mạnh không thể thực hiện trong một đêm! Hãy lên kế hoạch cụ thể nhất có thể. Bạn hãy sử dụng những gợi ý bên dưới để lên kế hoạch cho mình:

Đối mặt với bàn cân

Đầu tiên, bạn phải đối mặt với cân nặng của mình. Lấy ví dụ: Hãy viết ra giấy: Tôi đang nặng hơn cân nặng lý tưởng 18kg.

Để thực hiện kế hoạch giảm cân, tôi cần:

Gợi ý:

  • Tôi sẽ tập chạy nhanh 30 phút vào buổi trưa 5 ngày một tuần.
  • Tôi sẽ uống soda dành cho người ăn kiêng và nước thay vì soda thường và trà ngọt.

Tôi sẽ làm khi:

Gợi ý:

  • Trong tuần, tôi sẽ đi bộ 30 phút vào buổi trưa.
  • Trong mọi bữa ăn.

Những thứ tôi cần chuẩn bị:

Gợi ý:

  • Tôi cần đôi giày tập chạy thoải mái.
  • Tôi cần mua thức uống không đường và vài lon nước ngọt dành cho người ăn kiêng.

Những việc có thể phá vỡ kế hoạch của tôi:

Gợi ý:

  • Nếu trời mưa, tôi sẽ không thể chạy bộ bên ngoài.
  • Tôi có thể hết nước ngọt dành cho người ăn kiêng.

Nếu chuyện đó xảy ra, tôi sẽ:

Gợi ý:

  • Tôi sẽ đến trung tâm vui chơi giải trí và đi dạo một vòng bên trong.
  • Tôi sẽ không mua thêm mà sẽ uống nước.

Tôi sẽ bắt đầu khi:

Gợi ý: Tôi sẽ bắt đầu thực hiện mục tiêu vào thứ Hai tới.

Tôi sẽ thưởng cho bản thân bằng cách (cố tránh xa những phần thưởng liên quan đến đồ ăn):

Gợi ý: Tôi sẽ đi xem phim nếu tôi thực hiện được kế hoạch trong tháng tới.

Một khi bạn đã đạt được mục tiêu đầu tiên, hãy đặt thêm nhiều mục tiêu hơn nữa!

Gợi ý cho các bước tiếp theo:

  • Tôi sẽ đi bộ 40 phút thay vì chỉ 30 phút vào 5 ngày trong tuần.
  • Tôi sẽ ăn trái cây thay vì bánh quy vào bữa ăn nhẹ buổi chiều.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Bật mí 6 thói quen giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường
  • Chăm sóc bệnh tiểu đường mỗi ngày
  • 11 thức uống dành cho người bệnh tiểu đường mà bạn nên biết

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper