Bệnh tiểu đường

Chẩn đoán tiểu đường tuýp 2
Matt Chesin on Unsplash

Chẩn đoán tiểu đường tuýp 2

 

Bị chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường) tuýp 2 có thể là một cú sốc thực sự với nhiều người. Tuy nhiên, hãy lạc quan lên vì thực tế là bạn có thể kiểm soát được bệnh bằng cách nắm rõ các nguyên lý của nó, đồng thời có chế độ ăn uống, cách sống phù hợp.

Nếu không kịp phát hiện và kiểm soát bệnh, bạn có thể bị:

  • Bệnh tim
  • Bệnh thận
  • Cắt cụt chi dưới.

Người bị tiểu đường có nguy cơ tử vong gấp hai lần so với những người cùng lứa tuổi mà không mắc bệnh tiểu đường.

Điều trị có thể ngăn ngừa được nhiều biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường. Đó là lý do tại sao chẩn đoán bệnh càng sớm càng tốt là điều rất quan trọng.

Những ai cần tầm soát tiểu đường tuýp 2?

Có thể chẩn đoán ra bệnh tiểu đường tuýp 2 thông qua các triệu chứng ban đầu:

  • Đi tiểu nhiều hơn hoặc thường xuyên hơn
  • Khát nước
  • Mệt mỏi
  • Các vết cắt hoặc vết loét không lành
  • Mờ mắt

Thông thường, bạn có thể chẩn đoán ra bệnh thông qua các xét nghiệm tầm soát thường quy. Nói chung, tầm soát thường quy cho bệnh tiểu đường bắt đầu ở tuổi 45. Bạn có thể cần phải được kiểm tra sớm hơn nếu:

  • Thừa cân
  • Ít vận động
  • Có tiền sử gia đình bị bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Có tiền sử của bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc sinh bé ra nặng hơn 4 kg;
  • Thuộc một số chủng tộc nhất định (người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản xứ, người châu Ávà Thái Bình Dương);

Nồng độ cholesterol tốt thấp (HDL) hoặc triglyceride cao;

Làm thế nào để các bác sĩ chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2?

Một số xét nghiệm dưới đây dùng để phát hiện bệnh:

Xét nghiệm Hemoglobin A1C

Các thử nghiệm glycated hemoglobin (A1c) giúp đo lường mức kiểm soát đường huyết trong thời gian dài. Xét nghiệm cho phép bác sĩ xác định mức đường huyết trung bình của bạn trong vài tháng trước đó.

Xét nghiệm này đo lường tỷ lệ đường trong máu gắn với hemoglobin. Hemoglobin là protein vận chuyển oxy trong tế bào hồng cầu. Hemoglobin A1C của bạn càng cao, thì lượng đường trong máu càng cao.

Mức A1C 6,5% hoặc cao hơn trong hai lần xét nghiệm khác nhau cho thấy bạn mắc bệnh tiểu đường. Kết quả khoảng giữa 5,7 và 6,4% chỉ ra tình trạng tiền tiểu đường. Mức bình thường là dưới 5,7%.

Xét nghiệm hemoglobin A1C giúp theo dõi mức kiểm soát lượng đường trong máu của bạn sau khi bạn đã được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường. Bạn nên kiểm tra A1C vài lần trong năm.

Xét nghiệm đường huyết lúc đói

Bác sĩ cũng có thể chỉ định xét nghiệm đường huyết lúc đói. Trong trường hợp này, một mẫu máu sẽ được lấy để kiểm tra sau khi bạn đã nhịn ăn qua đêm.

Nồng độ đường huyết khi đói bình thường là dưới 100 mg/dl (5,6 mmol/l). Nếu chỉ số này từ 10 đến 125 mg/dl (5,6 đến 6,9 mmol/l) cho thấy bạn bị tiền tiểu đường. Nếu chỉ số là 126 mg/dl (7 mmol/l) hoặc cao hơn qua hai lần xét nghiệm khác nhau có nghĩa là bạn bị bệnh tiểu đường tuýp 2.

Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên (không nhịn đói)

Trong một số trường hợp, xét nghiệm hemoglobin A1C là không phù hợp. Ví dụ, như ở phụ nữ mang thai, hoặc những người có một biến thể hemoglobin. Đối với những người này có thể sử dụng xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên để thay thế.

Một xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên có thể được thực hiện bất cứ lúc nào. Xét nghiệm cho biết lượng đường trong máu mà không xem xét bữa ăn cuối cùng của bạn.

Giá trị đường huyết được biểu thị bằng số miligam trên mỗi đề-xi-lít (mg/dl) hoặc số mili mol trên mỗi lít (mmol/l). Không quan trọng là bữa ăn cuối của bạn là khi nào, kết quả xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên là 200 mg/dl (11.1 mmol/l) hoặc cao hơn cho thấy rằng bạn bị bệnh tiểu đường. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn đã có các triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Mức đường huyết trong khoảng 140 mg/dl (7,8 mmol/l) và 199 mg/dl (11.0 mmol/l) cho thấy tiền tiểu đường. Mức độ đường huyết bình thường là dưới hơn 140 mg/dl (7,8 mmol/l).

Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống

Xét nghiệm dung nạp glucose bằng đường uống cũng đòi hỏi bạn phải nhịn đói qua đêm. Bạn sẽ có một xét nghiệm lượng đường trong máu lúc đói. Sau đó, bạn sẽ uống một chất lỏng chứa đường. Sau khi bạn đã hoàn tất, lượng đường trong máu của bạn sẽ được kiểm tra định kỳ trong vài giờ. Sau hai giờ, nồng độ đường trong máu bình thường là dưới 140 mg/dl (7,8 mmol/l). Nếu sau hai giờ, đường huyết của bạn cao hơn 200 mg/dl (11.1 mmol/l) cho thấy bạn bị bệnh tiểu đường. Ở khoảng giữa hai mức này tức là bạn bị tiền tiểu đường.

Xét nghiệm dung nạp glucose cũng được sử dụng để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ trong khi mang thai.

Bạn nên làm gì sau khi chẩn đoán ra bệnh?

Việc chẩn đoán bệnh tiểu đường mới chỉ là bước đầu tiên. Một khi biết mình bị bệnh tiểu đường, bạn phải kiểm soát tình hình bằng cách thực hiện tất cả các chỉ dẫn và khám bác sĩ theo lịch hẹn. Xét nghiệm máu và theo dõi các triệu chứng của bạn là những bước quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Tiểu đường tuýp 2: Nên và không nên ăn gì?
  • Sống chung với tiểu đường tuýp 2: Chuyện đơn giản!
  • 9 loại thức ăn cần tránh khi bạn bị tiểu đường tuýp 2

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper