Những thực phẩm quen thuộc bạn ăn hằng ngày thường chứa rất nhiều tinh bột và chất béo (ví dụ như mì ống và phô mai) khiến cho mọi người băn khoăn không biết làm sao đưa chúng vào thực đơn dành cho người bị tiểu đường một cách hợp lý. Bạn hoàn toàn có thể thêm các món nhiều tinh bột vào, miễn là tính toán lượng tinh bột đó.
Khi bạn ăn các thực phẩm quen thuộc, hãy tính toán lượng tinh bột trong đó bằng cách lựa chọn những món chứa nhiều dưỡng chất nhất và chỉ ăn một khẩu phần nhỏ.
Sau đây là một số lời khuyên khi dùng thực phẩm nhiều tinh bột:
- Tránh các loại nước ngọt, bao gồm nước uống có ga thông thường, trà ngọt, nước ép trái cây, nước dùng trong thể thao. Thay vào đó, hãy uống nước lọc hoặc các loại nước dùng khi ăn kiêng, nước chanh không đường.
- Ăn trái cây nguyên quả thay vì uống nước ép.
- Ăn khoai lang thay cho khoai tây trắng.
- Ăn yến mạch nguyên hạt thay cho các loại ngũ cốc làm sẵn.
- Ăn gạo lứt hoặc súp lúa mạch, món hầm và salad thay cho gạo trắng.
Hãy tìm hiểu về các loại tinh bột khác nhau. Nếu bạn nấu theo các công thức làm những món bánh yêu thích từ bột mì như bánh mì bí hay bánh nướng thì hãy thay đổi công thức đó cho phù hợp với mình bằng cách thử thay thế 1/4 đến 1/3 lượng bột mì bằng bột nguyên hạt để khiến món ăn quen thuộc của bạn trở nên phù hợp hơn với bệnh của bạn.
Để đo khẩu phần ăn của bạn
- Dùng 1/4 phần ăn cho các món chứa nhiều tinh bột gồm có rau có chứa tinh bột, các loại hạt như gạo.
- Một nửa phần ăn tiếp theo nên sử dụng các món rau không chứa tinh bột.
- Phần tư cuối cùng sẽ dành cho các món ăn chứa đạm như cá, thịt gà.
- Để có được phần ăn nhỏ vừa phải, bạn nên làm món ăn có độ dày chỉ ngang độ dày bàn tay bạn là vừa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- 11 thực phẩm cần tránh khi bị bệnh tiểu đường
- Bật mí 6 thói quen giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường
- 10 quan niệm huyễn hoặc về chế độ ăn uống cho người tiểu đường