Nhồi máu cơ tim

CK-MB là gì? Tại sao lại được dùng trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim?

CK- MB là một trong những xét nghiệm chẩn đoán nhồi máu cơ tim được sử dụng phổ biến hiện nay. Đặc biệt, các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm CK-MB khi nghi ngờ bệnh nhân có tổn thương cơ tim và có nồng độ CK trong máu cao.

1. CK-MB là gì?

Trong cơ thể người, CK (viết tắt của Creatine Kinase) là enzym xúc tác hỗ trợ cho phản ứng sinh hóa, với sự tham gia của phân tử mang năng lượng ATP theo tỷ lệ 1:1 để chuyển hóa creatine thành phosphocreatine nhằm tạo ra năng lượng dự trữ cho các tế bào. Khi các mô tim và não cần sử dụng năng lượng, enzym CK tiếp tục đóng vai trò xúc tác hỗ trợ cho phản ứng chuyển hóa phosphocreatine kết hợp với ADP để tạo ra lại phân tử mang năng lượng ATP cho mô.

Vậy CK-MB là gì ? Về cấu tạo, CK là enzym được tạo bởi 2 chuỗi polypeptide có nguồn gốc từ cơ (M - muscle) và não (B - brain). Trong đó, CK - MB là một iso enzyme có ở tim, CK - MM có ở tim và cơ xương, còn CK - BB có ở não.

2. Xét nghiệm CK-MB là gì?

Xét nghiệm CK - MB được chỉ định đối với trường hợp bị đau tim hoặc có dấu hiệu của cơn đau tim

Xét nghiệm CK-MB là một xét nghiệm máu được thực hiện cùng hoặc sau khi thực hiện xét nghiệm CK. Xét nghiệm CK nhằm mục đích định lượng nồng độ enzym CK trong máu, qua đó đánh giá sức khỏe của tim và tình trạng cơ bắp. Nếu nồng độ CK tăng lên thì có nghĩa là tim, cơ xương, hoặc cơ bắp có tổn thương. Đặc biệt, khi kết quả xét nghiệm CK bất thường, người bệnh được yêu cầu thực hiện thêm xét nghiệm CK-MB . Xét nghiệm CK được chỉ định đối với những trường hợp sau:

  • Nghi ngờ bệnh viêm cơ tim .
  • Chẩn đoán phân biệt các cơn đau thắt ngực .
  • Bị đau tim hoặc có dấu hiệu của cơn đau tim

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng sau nhồi máu cơ tim: Ăn gì, kiêng gì?

3. Tại sao dùng xét nghiệm CK-MB trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim?

Đối với bệnh nhồi máu cơ tim, khi động mạch nuôi dưỡng tim - động mạch vành bị tắc nghẽn, oxy và dưỡng chất không đi được đến các tế bào tim và gây ra hoại tử. Khi các tế bào tim hoại tử, chúng giải phóng enzym CK, đặc biệt là CK-MB vào trong máu, khiến cho nồng độ CK-MB trong máu tăng lên.

Do đó, khi kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số CK tăng lên, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện thêm xét nghiệm CK-MB , đồng thời dựa vào triệu chứng lâm sàng và đo điện tâm đồ để chẩn đoán sớm bệnh nhồi máu cơ tim cũng như các bệnh lý cơ tim (viêm cơ tim, tổn thương cơ tim cấp, viêm màng ngoài tim , viêm màng trong tim), bệnh lý ngoài tim ( suy giáp , suy thận , nhược cơ ), hoặc thiếu máu cục bộ cơ tim và các chấn thương, ...:

Ngoài ra, xét nghiệm CK-MB cũng có ý nghĩa trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim tái phát hoặc kéo dài. Sau khi xét nghiệm ban đầu mà bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim lặp lại hoặc nghi ngờ cơ tim tổn thương với mức độ cao hơn, cần tiến hành lại xét nghiệm CK-MB và CK 3 tháng/lần. Trong các lần xét nghiệm này, nếu giá trị CK-MB giảm và tăng lên lại sớm thì bệnh nhân có nguy cơ tái phát nhồi máu cơ tim sớm, còn nếu giá trị CK-MB cao (chỉ sau 3 ngày) thì có nghĩa là bệnh nhân sẽ nhồi máu cơ tim kéo dài.

Xem thêm: Cơ chế gây nhồi máu cơ tim - Có thể tầm soát, ngăn ngừa sớm nguy cơ?

Xét nghiệm CK-MB cũng có ý nghĩa trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim tái phát hoặc kéo dài

Xét nghiệm CK-MB được dùng trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim sớm, khi nghi ngờ bệnh nhân có tổn thương cơ tim và có nồng độ CK trong máu cao.

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper