Bệnh tiểu đường

Đường huyết tăng cao: Thủ phạm không ai ngờ tới
Photo by Mitchell Griest on Unsplash

Đường huyết tăng cao: Thủ phạm không ai ngờ tới

Nhiều người nghĩ rằng, chỉ việc ăn uống đồ ngọt mới khiến đường huyết tăng cao. Tuy nhiên, còn một thủ phạm nữa mà ít ai ngờ đến, đó là những loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng.

Nhiều người nghĩ rằng, chỉ việc ăn uống đồ ngọt mới khiến đường huyết tăng cao. Tuy nhiên, còn một thủ phạm nữa mà ít ai ngờ đến, đó là những loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng. 

Nếu đang mắc bệnh tiểu đường, bạn cần lưu ý các nhân tố có thể làm đường huyết tăng cao. Có nhiều loại thuốc cũng có thể khiến đường huyết của bạn tăng cao. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về mối quan hệ giữa các loại thuốc đó và lượng đường huyết trong cơ thể.

Các loại thuốc có khả năng làm tăng đường huyết

Thuốc kê toa hoặc các loại thuốc không kê toa khác có thể khiến đường huyết trong cơ thể tăng cao.

Dưới đây là các loại thuốc phổ biến có nguy cơ làm tăng đường huyết:

  • Steroid (hay còn gọi là corticosteroid). Thuốc này dùng để chữa trị các loại bệnh gây ra bởi các chứng viêm sưng, như bệnh thấp khớp, bệnh lupus và các chứng dị ứng. Những loại thuốc steroid phổ biến thường bao gồm hydrocortisone và prednisone. Tuy nhiên, steroid (được sử dụng cho các bệnh phát ban) hoặc các loại thuốc hít (điều trị hen suyễn) thì không ra các triệu chứng tăng đường huyết trong cơ thể;
  • Các loại thuốc trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), lo lắng, trầm cảm và các chứng bệnh tâm lý khác. Những loại thuốc này bao gồm clozapine, olanzapine, risperidone và quetiapine là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến đường huyết của bạn;
  • Các loại thuốc trị bệnh cao huyết áp như thuốc chẹn beta và thuốc lợi tiểu;
  • Nhóm thuốc statin làm giảm cholesterol;
  • Những loại thuốc trị dị ứng;
  • Thuốc trị hen suyễn liều cao hoặc các loại thuốc tiêm trị hen suyễn;
  • Thuốc trị mụn Isotretinoin;
  • Thuốc Tacrolimus sử dụng sau khi phẫu thuận cấy ghép các bộ phận trong cơ thể;
  • Một vài loại thuốc trị HIV và viêm gan C.

Các loại thuốc không kê toa làm tăng lượng đường trong máu bao gồm:

  • Thuốc thông mũi được sử dụng để trị bệnh cảm lạnh;
  • Si rô trị ho. Đối với các loại si rô này, bạn nên tham vấn bác sĩ về việc sử dụng sản phẩm có mức đường vừa phải hay không đường;
  • Niacin (vitamin B3).

Làm thế nào để lựa chọn được loại thuốc nên sử dụng?

Mặc dù các loại thuốc trên có thể làm tăng lượng đường huyết của bạn nhưng không có nghĩa là bạn không nên sử dụng chúng nếu đang mắc phải các bệnh lý khác ngoài tiểu đường. Để sử dụng thuốc, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để có liều lượng sử dụng hợp lý.

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường hoặc lượng đường huyết của bạn đang tăng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc lựa chọn sử dụng loại thuốc mới hoặc đổi thuốc kể cả đó chỉ là thuốc trị ho hoặc cảm thông thường.

Ngoài ra, bạn cần đảm bảo bác sĩ của bạn biết được hết các loại thuốc bạn đang sử dụng để điều trị tiểu đường hoặc bất kỳ loại bệnh nào khác. Nếu một trong những loại thuốc này khiến lượng đường huyết của bạn không ổn định thì bác sĩ sẽ nhanh chóng thay đổi đơn thuốc hoặc kê các liều thuốc có tác dụng nhanh để kiểm soát tình trạng bệnh ngay lập tức. Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên kiểm tra huyết áp trong giai đoạn sử dụng thuốc.

Cùng với thuốc, bạn còn nên kết hợp chữa trị với những hoạt động khác như tập thể dục thường xuyên, có chế độ dinh dưỡng cân bằng thì việc kiểm soát đường huyết mới thật sự có hiệu quả nhé.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Kiểm soát bệnh cao huyết áp với vitamin và khoáng chất
  • Cao huyết áp: Bạn chớ nên xem thường!
  • Cách hạ huyết áp đơn giản tại nhà

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper