1. Tạo nhịp cơ hoành là gì?
Cơ hoành là một cơ lớn nằm ngang, ngăn cách tầng bụng và ngực. Khi hít vào, cơ hoành co lại và di chuyển xuống dưới, tạo không gian cho phổi giãn nở và lấp đầy không khí. Khi thở ra, cơ hoành giãn và di chuyển lên trên giúp đẩy không khí ra khỏi phổi.
Tổn thương tuỷ sống là tổn thương đối với các dây thần kinh trong ống tủy sống do chấn thương cột sống gây ảnh hưởng đến khả năng của tủy sống trong việc gửi và nhận tín hiệu từ não đến các hệ của cơ thể điều khiển cảm giác, vận động và chức năng tự trị của cơ thể dưới mức tổn thương.
Nếu bị chấn thương tủy sống và phải sử dụng máy thở cơ học thì tạo nhịp cơ hoành sẽ có tác dụng tốt. Nhịp độ cơ hoành có thể giúp cải thiện nhịp thở và có khả năng ngừng phụ thuộc vào máy thở cơ học. Để điều chỉnh tốc độ cơ hoành, một hệ thống nhẹ, chạy bằng pin sẽ kích thích cơ hoành và dây thần kinh. Điều này làm cho cơ hoành co lại để không khí được đẩy vào phổi để thở một cách bình thường hơn.
Tạo nhịp cơ hoành được thực hiện bằng việc cấy bốn điện cực vào cơ hoành và một điện cực thứ năm ngay dưới da gần các điện cực khác. Các điện cực sau đó được kết nối với một bộ máy kích thích bên ngoài. Máy kích thích cung cấp các xung điện liên tục đến các điện cực, khiến cơ hoành co lại và giúp cho quá trình thở được thực hiện.
2. Tác dụng của tạo nhịp cơ hoành
Đối với những bệnh nhân có vấn đề về hô hấp do những tổn thương tủy sống gây ra, việc tạo nhịp cơ hoành có các tác dụng chính sau:
- Tạo nhịp cơ hoành có tác dụng làm giảm hoặc loại bỏ thời gian sử dụng máy thở hoặc các thiết bị hỗ trợ thở khác.
- Giúp người bệnh thở và nói tự nhiên hơn.
- Tăng khả năng di chuyển và vận chuyển.
- Giúp hoạt động dễ dàng hơn như mặc quần áo, tắm rửa và di chuyển.
- Giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp.
- Cải thiện khứu giác và vị giác.
- Giảm nhu cầu về nguồn điện bên ngoài và lo lắng về việc mất điện.
Nguồn tham khảo: mayoclinic.org