Triệu chứng ngất và nghiệm pháp bàn nghiêng

Hiện nay nhiều người vẫn chưa hiểu hết được khái niệm ngất là gì và không có sự chuẩn bị trước cho tình trạng này. Thực tế, ngất xỉu hay còn được gọi là bất tỉnh, là tình trạng người bệnh bị mất ý thức trong một thời gian ngắn do huyết áp thấp làm máu không kịp lên tới não, hoặc do tim không thực hiện hoạt động bơm đủ máu có oxy lên não. Khi bị ngất xỉu, người bệnh thường bị ngã xuống đất khi bị ngất xỉu đột ngột , tuy nhiên, điều này khác hẳn với các cơn động kinh làm người bệnh co giật, sau khi bị ngất xỉu, người bệnh sẽ hồi tỉnh sau vài giây và cảm thấy bình thường trở lại, nhiều trường hợp cảm thấy rất mệt mỏi sau khi tỉnh lại. Theo thống kê, có khoảng 95% người bệnh có dấu hiệu ngất lần đầu tiên trước tuổi 40 và nếu bị ngất xỉu đột ngột lần đầu tiên sau 40 tuổi thì rất có thể liên quan đến vấn đề bệnh lý nào đó, người lớn tuổi, ngất xỉu thường là do bệnh lý tim mạch , huyết áp thấp hoặc do tác dụng phụ của thuốc gây ra. Ở tư thế đứng thẳng hoặc đứng nghiêng, máu có xu hướng dồn xuống chân, điều này ít nhiều làm cho lượng máu về tim rồi lên não giảm đi. Bình thường cơ thể đáp ứng qua trung gian thần kinh thực vật bằng tăng nhẹ huyết áp và tần số tim. Nếu thần kinh tự chủ bị suy thì huyết áp không những không tăng mà còn giảm, gây ngất xỉu do tụt huyết áp ở tư thế đứng. Nếu phản xạ thần kinh thực vật bị rối loạn thì nhịp tim không những không tăng mà ngược lại còn giảm, thậm chí vô tâm thu 1 thời gian ngắn, khi đó ngất xỉu xảy ra, gọi là ngất xỉu do cường phế vị. Một số trường hợp rối loạn đáp ứng qua trung gian thần kinh thể hiện bằng tăng tần số tim quá mức, thường tăng từ 30 nhịp/ phút trở lên, gọi là tim nhanh phản xạ do tư thế đứng. Trên cơ sở đó, những trường hợp đã từng bị ngất xỉu, nhất là ngất nhiều lần, đã được xác định là ngất không do bệnh tim, những trường hợp cần phân biệt ngất hay động kinh, giả ngất do rối loạn tâm lý, hoặc bị ngã nhiều lần mà không xác định được nguyên nhân thì có chỉ định làm nghiệm pháp bàn nghiêng (NPBN). Nghiệm pháp bàn nghiêng được tiến hành trong phòng yên tĩnh, nhiệt độ ổn định, có đầu cung cấp Oxy, đầu hút, monitor huyết áp và điện tâm đồ, máy ghi điện tâm đồ, các trang bị và thuốc cấp cứu. Trước khi tiến hành nghiệm pháp bàn nghiêng, bệnh nhân cần được giải thích kỹ càng về nguyên lý, cách thức tiến hành và các tình huống đáp ứng có thể xảy ra để có sự phối hợp tốt nhất. Bệnh nhân cần nhịn ăn và uống 4 tiếng trước khi tiến hành nhằm tránh sặc thức ăn hoặc nước khi ngất xỉu. Khi tiến hành nghiệm pháp bàn nghiêng, bệnh nhân được để nằm ngửa trên 1 chiếc bàn có thể dựng lên khoảng 60 -70 ° và hạ nhanh về tư thế nằm ngang trong 10 giây. Mắc đai cố định ở gối, ở hông và ngang vai. Đặt đường truyền tĩnh mạch để qua đó xử trí thuốc nếu cần. Nghiệm pháp bàn nghiêng sẽ diễn ra qua các pha: Pha tiền test: Pha thụ động (20 phút) Pha thuốc (15 phút) Hiện nay, nghiệm pháp bàn nghiêng là 1 kỹ thuật khá đơn giản, dễ thực hiện và an toàn, hiệu quả trong việc xác định ngất xỉu do tụt huyết áp ở tư thế đứng hay do phản xạ, hoặc phân biệt ngất với động kinh, giả ngất do tâm lý.

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper