Tin tức

Tìm hiểu thuốc chẹn beta (beta blocker) trong điều trị bệnh lý tim mạch

Thuốc beta blocker thường được sử dụng trong điều trị bệnh lý tim mạch, cao huyết áp. Cần tìm hiểu rõ về hướng dẫn sử dụng, liều dùng và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc để đạt được hiệu quả tối đa.

1. Beta blocker là thuốc gì?

Beta blocker hay còn gọi là nhóm thuốc chẹn beta . Đây là nhóm thuốc tác dụng lên thụ thể beta ở tim và mạch máu. Một số thuốc beta blocker thường được sử dụng như:

  • Acebutolol (Sectral);
  • Carvedilol (Dilatrend);
  • Bisoprolol (Concor);
  • Penbutolol sunfat (Levatol);
  • Nebivolol (Bystolic);
  • Pindolol (Visken);
  • Propranolol (Inderal LA, InnoPran XL);
  • Solotol hydrochloride (Betapace);
  • Metoprolol succinate (Betaloc Zok);
  • Timolol maleat (Blocadren)
  • Atenolol (Tenormin);
  • Metoprolol tartrate (Lopressor);

2. Công dụng của thuốc chẹn beta là gì?

Thuốc chẹn beta được sử dụng trong điều trị bệnh cao huyết áp

Thuốc chẹn beta thường được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý tim mạch như:

  • Bệnh cao huyết áp
  • Bệnh đau thắt ngực
  • Bệnh rối loạn nhịp tim
  • Nhồi máu cơ tim
  • Suy tim
  • Một số bệnh lý khác như: Tăng nhãn áp , cường giáp, đau nửa đầu, đau đầu Migraine ...

Thuốc chẹn beta có thể dùng đơn lẻ hoặc dùng cùng với các thuốc điều trị tăng huyết áp khác. Nhiều trường hợp thuốc chẹn beta chỉ có hiệu quả tốt khi dùng kết hợp với các loại thuốc cao huyết áp khác.

3. Cơ chế hoạt động của thuốc chẹn beta

Các thuốc thuộc nhóm chẹn beta sẽ ức chế hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh adrenaline và noradrenaline. Từ đó ngăn cản các chất này gắn vào các thụ thể beta 1 và thụ thể beta 2 của tế bào thần kinh giao cảm, giúp làm chậm nhịp tim, giãn mạch máu...

Trong đó:

  • Thụ thể beta1 có ở mắt, tim, thận...
  • Thụ thể beta2 có ở phổi, hệ tiêu hóa, mạch máu, tử cung, cơ vân...

Thuốc chẹn beta sẽ có tác dụng lên các thụ thể tương ứng tùy theo vị trí tác động. Ví dụ:

  • Thuốc propanolol có thể tác động lên cả hai thụ thể beta1 và beta2 nên được dùng trong điều trị các bệnh lý về tim mạch, mạch máu, phế quản...
  • Thuốc metoprolol ở liều thông thường tác động chủ yếu lên thụ thể beta1 nên chỉ có thể tác động lên tim, mắt, thận.
  • Thuốc nadolol chỉ tác động lên thụ thể beta2 nên được dùng điều trị các bệnh về mạch máu, tiêu hóa... và không dùng trong các trường hợp bị bệnh tim mạch.

4. Tác dụng phụ của thuốc chẹn beta

Mệt mỏi là tác dụng phụ có thể gặp ở người điều trị thuốc nhóm beta blocker

Cũng như nhiều loại thuốc khác, bên cạnh công dụng điều trị thì thuốc beta blocker cũng có một số tác dụng phụ nhất định như:

  • Người mệt mỏi
  • Chân tay lạnh
  • Tăng cân

Một số ít trường hợp hiếm gặp hơn bệnh nhân sẽ có các tác dụng phụ như:

  • Mất ngủ
  • Nhịp tim chậm
  • Ho
  • Khó thở
  • Đau ngực
  • Thở khò khè

Bệnh nhân bị hen suyễn khi sử dụng thuốc chẹn beta có thể gặp phải những cơn hen. Và là chống chỉ định đối với những bệnh nhân có cơ địa bị hen phế quản

Bệnh nhân sử dụng thuốc chẹn beta trong thời gian dài có thể gặp phải một số triệu chứng như:

  • Rối loạn giấc ngủ
  • Ù tai
  • Chóng mặt, hoa mắt
  • Hạ huyết áp
  • Chân tay lạnh
  • Liệt dương
  • Trầm cảm

5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc chẹn beta

  • Thuốc chẹn beta sẽ làm che lấp đi các dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu thấp. Do đó, bệnh nhân sử dụng thuốc chẹn beta cần kiểm tra đường huyết thường xuyên. Đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường
  • Không dừng thuốc một cách đột ngột mà phải giảm liều từ từ. Nếu không thuốc sẽ phản tác dụng, làm tăng huyết áp và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thuốc chẹn beta có thể gây co thắt phế quản, do đó những người bệnh hen suyễn, viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không nên sử dụng thuốc.
  • Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Thuốc chẹn beta làm chậm nhịp tim, người mắc bệnh nhịp tim chậm không nên sử dụng.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ về các tác dụng phụ của thuốc trước khi sử dụng. Bệnh nhân không được tự ý mua thuốc nhóm chẹn beta mà phải có đơn thuốc của bác sĩ.
  • Nước ép bưởi có thể làm ảnh hưởng đến cơ chế tác động của thuốc chẹn beta. Trong thời gian sử dụng thuốc nên kiêng nước ép bưởi, bưởi.
  • Đến gặp bác sĩ ngay nếu có các triệu chứng hoặc tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng thuốc.

Bài viết gợi ý

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper