Tin tức

Phình động mạch chủ ảnh hưởng đến các cơ quan khác như thế nào?

Phình động mạch chủ là một trong những căn bệnh khá phổ biến và chiếm tỉ lệ gây tử vong cao tại Việt Nam. Phình động mạch chủ thường không có dấu hiệu rõ ràng, thường gặp ở người 60 tuổi trở lên.

Thế nào là đông máu rải rác trong lòng mạch?

Đông máu rải rác trong lòng mạch gây ra tình trạng hình thành nhiều huyết khối và dẫn đến xuất hiện cục máu đông trong lòng mạch, tình trạng này tiến triển sẽ gây chảy máu quá mức. Đông máu rải rác rất nghiêm trọng và có thể dẫn tới tử vong.

Chẩn đoán tràn dịch màng ngoài tim

Tràn dịch màng ngoài tim là tình trạng có sự hiện diện một lượng dịch lớn trong khoang ngoài tim. Lúc này, nếu không được phát hiện kịp thời hoặc tốc độ thành lập dịch quá nhanh thì dễ dẫn đến chèn ép tim cấp, gây rối loạn huyết động, từ trụy mạch, hạ huyết áp nhẹ đến choáng tim trầm trọng hay tử vong. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm và can thiệp tích cực là điều cần thiết giúp đảm bảo tính mạng người bệnh.

5 câu hỏi thường gặp về tiếng thổi tim

Ở người trưởng thành khỏe mạnh, có hai tiếng tim bình thường, thường được mô tả là một tiếng lub (tiếng mở ra) và một tiếng dub (tiếng đóng lại), diễn ra trình tự với mỗi nhịp đập của trái tim. Đó là tiếng tim đầu tiên (S1) và tiếng tim thứ hai (S2), tạo ra do sự đóng lại của van nhĩ thất và van bán nguyệt. Ngoài những tiếng tim bình thường này, cũng có thể gặp nhiều tiếng tim khác bao gồm tiếng thổi, tiếng click mở van, và tiếng ngựa phi S3 và S4.

Biến chứng, rủi ro có thể gặp khi thông tim

Thông tim ngày nay đã trở thành một phương tiện vừa chẩn đoán, vừa hỗ trợ điều trị vô cùng phổ biến tại các trung tâm tim mạch. Đây vốn là một kỹ thuật can thiệp trên cơ thể người bệnh nên luôn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Chính vì thế, hiểu biết về các biến chứng của thông tim sẽ phần nào giúp đưa ra quyết định thực hiện kỹ lưỡng hơn, giúp thủ thuật mang lại lợi ích nhiều hơn.

Tổng quan về bệnh sốt thấp khớp

Sốt thấp khớp là một trong những biến chứng liên quan đến viêm họng do liên cầu khuẩn. Bệnh gây ra những tổn thương nghiêm trọng trong tim cũng như các tạng khác và thường xuất hiện ở trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 15.

Viêm mủ màng ngoài tim có nguy hiểm?

Trước khi kháng sinh được sử dụng rộng rãi, viêm mủ màng ngoài tim là biến chứng thường gặp của viêm phổi do phế cầu khuẩn. Hiện nay, hầu hết các trường hợp viêm màng ngoài tim có mủ là do nhiễm trùng máu liên quan đến chăm sóc y tế như trong quá trình lọc máu, phẫu thuật lồng ngực hoặc do tình trạng ức chế miễn dịch như mắc HIV, dùng hóa trị liệu. Dù là do nguyên nhân nào, việc điều trị kháng sinh sớm kèm với dẫn lưu mủ màng tim qua da hay cắt bỏ màng ngoài tim là cần thiết nhằm mau chóng kiểm soát ổ nhiễm trùng.

Viêm mủ màng tim ở trẻ em: Những điều cần biết

Viêm màng ngoài tim được định nghĩa là tình trạng viêm của màng ngoài tim, bệnh thường tự giới hạn và lành tính. Tuy nhiên, viêm mủ màng ngoài tim ở trẻ em lại là một bệnh cảnh nặng nề và tỷ lệ tử vong khá cao. Chính vì vậy, mục tiêu là phải phát hiện sớm bệnh lý này và có biện pháp tích cực kiểm soát ổ nhiễm, tránh để lây lan và nguy kịch đến tính mạng của trẻ.

Nguy cơ bệnh tim mạch với người thường xuyên uống rượu bia

Tiêu thụ rượu bia vừa phải với trung bình từ một đến hai ly mỗi ngày đối với nam và một ly mỗi ngày đối với nữ có thể đem lại lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều rượu sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nói chung, bệnh tim mạch nói riêng, bao gồm huyết áp cao, béo phì, đột quỵ, ung thư vú, bệnh gan, trầm cảm và cả nghiện rượu.

Thông tin liên hệ

Hotline - 0938 237 460
336A Phan Văn Trị, Phường 11
Bình Thạnh, TPHCM

Giờ làm việc

Thứ 2 - 7:
Chiều: 16:30 - 19:30
Chủ nhật, Ngày lễ nghỉ

Phụ trách phòng khám: BSCK2 Phạm Xuân Hậu. GPHĐ: 06075/HCM-GPHĐ ngày 07/9/2018 do Sở y tế TP HCM cấp

© 2024 Phòng khám Tim mạch OCA. Designed By Medcomis & JoomShaper